Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, bài tiểu luận "Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" trình bày tổng quan, một số vấn đề chung về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự, quy định của luật hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, nguyên nhân, thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hiện nay và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,. | Công tác phối hợp trên thực tế của các tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có nhiều cơ quan (UBND các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan) cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm. Theo thông lệ ở các nước trên thế giới thì tòa án phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vai trò của tòa án rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính. Mỗi năm có tới hàng nghìn vụ vi phạm sở hữu trí tuệ được xử lý bởi các cơ quan hành chính, nhưng số vụ được đưa ra xét xử tại tòa án lại quá ít trường hợp, một số địa phương ở cấp tỉnh và huyện không xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (điển hình như tại Tòa án tỉnh Kiên Giang). Chưa kể, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, công nghệ máy tính Ngoài ra chúng ta còn phải phối hợp công tác phòng, chống xử lý các tội về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với các nước trong khu vực và quốc tế.