Phần 1 "Tổng quan về thương mại quốc tế" trình bày về nguồn gốc của Marketing quốc tế, cơ hội và thách thức, quy mô của Marketing quốc tế, quá trình của Marketing quốc tế,. nội dung tài liệu để nắm bắt đầy đủ nội dung. | Sau khoảng thời gian đầu tiên ổn định đáng kể, đồng đôla nhanh chóng mất giá trong 7 tuần vì thâm hụt cán cân thanh toán. Vụ việc Watergate lại tạo nên lạm phát ở Mỹ và thu giảm tiền ở bên ngoài. Nếu hệ thống cố định được áp dụng thì cuộc khủng hoảng truyền thống sẽ diễn ra. Thị trường ngoại hối sẽ phải đóng cửa và sẽ có sự sửa đổi lớn trong cân bằng sẽ trở nên cần thiết. Tuy nhiên, vơi sự thả nổi của đồng đôla, tác động có lợi của nó là những áp lực đầu cơ được phản ánh qua sự rơi nhanh trong giá trị trao đổi của đồng đôla mà không có sự đóng cửa của thị trường. Sự phá giá đồng tiền, ngược lại sẽ giúp Mỹ cải thiện hoạt động thương mại. Vào tháng 10/1978, một thảm hoạ khác đến với nước Mỹ và đồng đôla Mỹ. Những lo ngại về sự lạm phát của Mỹ đã làm người ta bán tống bán tháo đôla đi và thị trường chứng khoán chìm đắm. Bất chấp hiểm hoạ suy thoái, chính quyền Carter buộc phải áp dụng những biện pháp mạnh mẽ do một số nguyên nhân: 1- Đồng đôla mất giá hạn chế sức mua của Mỹ; 2- giá cả tăng nhanh ảnh hưởng đến chương trình chống lạm phát; 3- các nước OPEC giảm dự trữ đôla, kích thích họ nâng cao giá dầu và 4- giá trị cổ phiếu mất đi 110 tỷ lệ đôla, làm cho các kế hoạch đầu tư kinh tế bị giảm vốn rất nhiều. Trong số các biện pháp là sự tăng lên của lãi suất chiết khấu của Cục dự trữ liên bang, bán vàng và mua đôla. Lúc đầu, phạm vi của hợp đồng này gây sốc trên thị trường, giá vàng giảm và thị trường trái phiếu, chứng khoán, đôla tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, đến cuối tháng, các chính sách chống lạm phát mạnh mẽ đã suy yếu đi lòng tin vào chính phủ và hỗn loạn diễn ra. Mức bán đi kỷ lục đã làm cho đồng đôla mất giá kỷ lục. Lần nữa, bằng việc thả nổi đồng đôla, người ta đã tránh được những hậu quả là đóng cửa thị trường và sự phá giá chính thức.