Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn: Sinh học 9 (Năm học 2015-2016)

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Sinh học đề cương ôn tập học kỳ 1 môn "Sinh học 9" năm học 2015-2016 dưới đây. Nội dung tài liệu cung cấp cho các bạn 13 câu hỏi bài tập có hướng dẫn lời giải giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI- NĂM HỌC 2015-2016 Môn: sinh học 9 Câu 1: Phát biểu nội dung quy luật phân li. Trình bày khái niệm lai phân tích. Câu 2: Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập. Trình bày khái niệm biến dị tổ hợp Câu 3: BT về lai một, hai cặp tính trạng Câu 4: Những biến đổi của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân, giảm phân Câu 5: BT về nguyên phân, giảm phân Câu 6: Bản chất của quá trình thụ tinh Câu 7: Cơ chế xác định giới tính Câu 8: Trình bày cấu trúc không gian của ADN Câu 9: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng Câu 10: Chức năng của prôtêin. Quá trình tổng hợp prôtêin Câu 11: BT về ADN, ARN Câu 12: So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến. Câu 13: BT về đột biến HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1: - Nêu nội dung quy luật phân li (lai 1 cặp tính trạng) - Nêu nội dung khái niệm lai phân tích Câu 2: - Nêu nội dung quy luật phân li độc lập (lai 2 cặp tính trạng) - Nêu nội dung khái niệm biến dị tổ hợp Câu 3: Nắm được cách xác định giao tử, kết quả về kiểu gen và kiểu hình của phép lai qua ví dụ như: - Xác định kết quả của các phép lai: AA x Aa; Aa x Aa; AA x aa; Aa x aa; AABb x aabb; . - Xác đinh giao tử của kiểu gen: AaBb; AABB; AaBB; . Câu 4: Trình bày được những biến đổi của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân, giảm phân Câu 5: - Xác định được số lượng nhiễm sắc thể trong các kì của nguyên phân, giảm phân qua BT bằng công thức đã GV cung cấp (VD: 1 loài có bộ NST 2n=12, xác định số lượng NST trong các kì của nguyên phân, giảm phân là bao nhiêu) - Xác định tên kì của nguyên phân, giảm phân qua hình vẽ Câu 6: Bản chất của quá trình thụ tinh là: Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ mẹ và bố Câu 7: Cơ chế xác định giới tính là: Sự phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh. Câu 8: Trình bày cấu trúc không gian của ADN (phần II bài 15) Câu 9: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Gen (một đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng Câu 10: - Trình bày chức năng của prôtêin (phần II bài 18) - Quá trình tổng hợp prôtêin (phần diễn biến bài 19) Câu 11: BT về ADN, ARN - Xác định được mạch bổ sung của đoạn phân tử ADN - Xác định cấu trúc của 2 phân tử ADN con - Xác định mạch ARN được tổng hợp từ một mạch của đoạn phân tử ADN - Xác định được cấu trúc của đoạn ADN từ mạch ARN Câu 12: So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến. Thường biến Đột biến - Biến đổi ở kiểu hình - Không di truyền - Xuất hiện theo hướng xác định - Có lợi cho sinh vật - Không có giá trị trong chọn giống và tiến hóa - Phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường - Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (AND, NST) - Di truyền cho thế hệ sau - Xuất hiện ngẫu nhiên, riêng lẻ - Đa số là có hại cho sinh vật - Có giá trị trong chọn giống và tiến hóa - Do rối loạn trong nội bào, tác nhân vật lí hóa học trong môi trường Câu 13: BT về đột biến - Xác định được dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc, dị bội qua hình vẽ - Viết được cấu trúc của gen bị đột biến - Xác định được số lượng NST của loài bị đột biến dị bội

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    73    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.