Bài 3 "Cấu tạo gầm ô tô" thuộc bài giảng Cấu tạo và sửa chữa thông thường xe ô tô giới thiệu đến các bạn các hệ thống truyền lực như: Ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, cầu chủ động,. Với các bạn chuyên ngành Cơ khí - Chế tạo máy thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích. | BÀI 3 CẤU TẠO GẦM ÔTÔ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC. Dùng để truyền mô men quay từ động cơ tới các bánh xe chủ động. Ly hợp. Được đặt giữa động cơ và hộp số, dùng để truyền hoặc ngắt truyền động đến hộp số trong những trường hợp cần thiết( khi khởi động, khi chuyển số, khi phanh). Ly hợp ma sát một đĩa Ly hợp nhiều đĩa ma sát. Hộp số. Hộp số dùng để truyền và thay đổi mômen từ động cơ đến bánh xe chủ động, Cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động và Đảm bảo ôtô chuyển động lùi. Sơ đồ động hộp số 5 cấp số. Những chú ý khi thao tác cần số. Trước khi khởi động động cơ phải về số không. Khi chuyển số phải đạp côn dứt khoát. Mắt nhìn thẳng không được nhìn xuống buồng lái. Khi đổi từ số tiến sang số lùi hoặc ngược lại cần phải cho xe dừng hẳn mới được thao tác. Truyền động các đăng. Dùng để truyền mô men xoắn giữa các trục không cùng nằm trên một đường thẳng và góc lệch trục luôn thay đổi trong quá trình chuyển động. Cầu chủ động gồm. vỏ cầu chủ động, truyền lực chính, vi sai và bán trục. Vi sai là cơ cấu có hai bậc tự do. Các bánh răng hành tinh vòng quay quanh trục chữ thập. Các bánh răng hành tinh quay quanh đường tâm của các bán trục. HỆ THỐNG CHUYỂN ĐỘNG. Khung xe: Khung xe để lắp đặt các cụm tổng thành của ôtô, đỡ toàn bộ trọng lượng và tiếp nhận lực kéo,lực phanh và lực ngang trong quá trình ôtô chuyển động. Hệ thống treo. Dùng để nối đàn hồi khung vỏ với các cầu. Bánh xe và lốp. Bánh xe để biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của ôtô, đồng thời góp phần làm tăng độ êm dịu khi ôtô chuyển động. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN. Hệ thống lái: dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ôtô chuyển động ổn định theo hướng xác định của người lái. Những chú ý khi lái xe. Không nên đánh lái khi xe dừng tại chỗ vì tải trọng lớn dễ làm hư hỏng các chi tiết trong hệ thống lái và lốp nhanh mòn. Trong khi xe chạy không nên đánh lái quá gấp, đặc biệt là khi đường trơn vì xe dễ bị trượt ngang hoặc bị lật rất nguy hiểm. Trường hợp xe đang chạy mà bị nổ lốp( nguy hiểm hơn là lốp của bánh dẫn hướng) cần phải giảm tốc độ và giữ chặt tay lái cho xe đi đúng hướng đến khi dừng lại. Nếu áp suất hơi hai bánh dẫn hướng không đều nhau thì tay lái sẽ bị xô về một phía. Hệ thống phanh. Hệ thống phanh để giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ôtô và giữ cho xe ôtô đứng yên trên dốc. Bao gồm phanh dầu và phanh khí nén: Phanh dầu: - Phanh khí nén Phanh tay: Phanh tay sử dụng tang trống: | BÀI 3 CẤU TẠO GẦM ÔTÔ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC. Dùng để truyền mô men quay từ động cơ tới các bánh xe chủ động. Ly hợp. Được đặt giữa động cơ và hộp số, dùng để truyền hoặc ngắt truyền động đến hộp số trong những trường hợp cần thiết( khi khởi động, khi chuyển số, khi phanh). Ly hợp ma sát một đĩa Ly hợp nhiều đĩa ma sát. Hộp số. Hộp số dùng để truyền và thay đổi mômen từ động cơ đến bánh xe chủ động, Cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động và Đảm bảo ôtô chuyển động lùi. Sơ đồ động hộp số 5 cấp số. Những chú ý khi thao tác cần số. Trước khi khởi động động cơ phải về số không. Khi chuyển số phải đạp côn dứt khoát. Mắt nhìn thẳng không được nhìn xuống buồng lái. Khi đổi từ số tiến sang số lùi hoặc ngược lại cần phải cho xe dừng hẳn mới được thao tác. Truyền động các đăng. Dùng để truyền mô men xoắn giữa các trục không cùng nằm trên một đường thẳng và góc lệch trục luôn thay đổi trong quá trình chuyển động. Cầu chủ động gồm. vỏ cầu chủ động, truyền lực chính, vi