Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, để sản xuất, nó không thế thiếu được, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống và trở thành một tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Là nguồn lực để phát triển đất nước, là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Tham khảo bài tiểu luận "Thực trạng giao đất, giao rừng trong lâm nghiệp" dưới đây để nắm bắt nội dung chi tiết. | Để khắc phục tình trạng chồng lấn, chồng chéo quyền quản lý rừng, đất lâm nghiệp giữa các chủ rừng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham luận và kiến nghị một số giải pháp như: Cần xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất giữa các đơn vị; có quy chế phối hợp giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; đối với diện tích cấp chồng chéo cần thu hồi lại các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng; đối với diện tích không tranh chấp cần cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tiến hành dồn điền, đổi thửa tạo quỹ đất tập trung, tạo vùng nguyên liệu đủ lớn Ban nghiên cứu liên minh các tổ chức Cirum, Code, Speri, Cendy khuyến nghị, tỉnh cần khẩn trương triển khai công tác rà soát; trong điều kiện một số huyện của tỉnh có bình quân đất nông nghiệp trên hộ rất thấp phương án tối ưu nhất là chuyển giao toàn bộ diện tích lâm nghiệp của Ban Quản lý rừng phòng hộ cho người dân địa phương quản lý để tổ chức sản xuất, ổn định cuộc sống; Ban Quản lý rừng phòng hộ chuyển sang làm vai trò dịch vụ, hướng dẫn người dân địa phương phục hồi và phát triển rừng.