Đề tài nghiên cứu khoa học: Vai trò của an sinh xã hội đối với người cao tuổi với mục tiêu nghiên cứu vai trò của an sinh xã hội đối với người cao tuổi để hiểu biết, xem xét, đánh giá, nhận xét, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội đối với cộng đồng nói chung và người cao tuổi nói riêng. | Việc vận hành hệ thống hưu trí theo cơ chế tài chính thực thanh thực chi với mức hưởng được xác định trước (PAYG DB) đang tạo ra những nguy cơ thâm hụt nặng nề cho quỹ bảo hiểm xã hội khi dân số ngày càng già hóa, nhưng các chính sách điều chỉnh còn rất chậm và chỉ mang tính giải quyết tình thế như tăng mức đóng góp, mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia. Những nghiên cứu gần đây (ví dụ, Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006; Giang và Pfau, 2009c; Giản Thành Công và cộng sự, 2010) đều cho thấy những điều chỉnh chính sách đó không thể duy trì cân đối tài chính dài hạn cho hệ thống hưu trí Việt Nam. Ví dụ, dự báo nguyên trạng hệ thống của Giang và Pfau (2009c) theo phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên7 cho thấy, với quy định và xu hướng tham gia như hiện nay, hệ thống hưu trí Việt Nam sẽ cạn kiệt tài chính vào năm 2052 với độ chệch là 4 năm và độ tin cậy là 90% . Quan trọng hơn, hệ thống hưu trí này còn có thể tạo ra một khoản nợ lương hưu tiềm ẩn lớn, tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước cũng như là gánh nặng đối với thế hệ lao động trong tương lai như phải chịu mức đóng góp cao. Tính toán của Giang Thanh Long (2013) và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2014) đều cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, để cân bằng quỹ thì tỷ lệ đóng góp phải tăng từ 20% như hiện nay lên gần 35% trong vòng 20 năm tới. Đây là những thách thức đáng lo ngại, đòi hỏi phải chuyển đổi hệ thống hưu trí theo hướng công bằng, hiệu quả và bền vững tài chính.