Cùng tham khảo Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Hướng dẫn du lịch - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA HDDL-TH22 sau đây với lời giải chi tiết cho mỗi câu hỏi sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên nghề Hướng dẫn du lịch học tập và ôn thi tốt nghiệp. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: HƯỚNG DẪN DU LỊCH MÔN THI: THỰC HÀNH NGHỀ Mã đề thi: DA HDDL - TH 22 ---------------------------------- Bài TH số 1 (20 điểm): Thực hành xử lý tình huống khi thực hiện chương trình du lịch: Khi tiễn khách ra sân bay về nước, Hướng dẫn viên nhận được thông tin chuyến bay bị hủy chuyến bay đến ngày hôm sau. Thứ tự Nội dung Điểm 1 Khi tiễn khách ra sân bay về nước, HDV nhận được thông tin chuyến bay bị hủy chuyến bay đến ngày hôm sau. 20 - Kiểm tra lại chính xác lý do chuyến bay bị hủy, nắm mọi thông tin về vấn đề ăn nghỉ của đoàn và chuyến bay ngày mai 4 - Thông báo đến đoàn khách về lý do chuyến bay bị hủy cũng như mọi thông tin liên quan đến việc ăn nghỉ của đoàn và chuyến bay ngày mai 4 - Chia sẻ và động viên khách yên tâm ở lại chờ đợi đến ngày mai sẽ lên máy bay, nếu khách có yêu cầu giúp đỡ thông báo cho gia đình, sẵn sàng giúp đỡ ở mức tối đa. 4 - Thông báo về phòng điều hành về trường hợp này và xin ý kiến chỉ đạo từ công ty. 4 - Phối hợp với hãng hàng không, phòng điều hành sắp xếp vấn đề ăn nghỉ cho đoàn khách (mọi phí tổn hãng hàng không chịu trách nhiệm) 4 Bài TH số 2 (50 điểm): Viết dàn bài và thực hành thuyết minh giới thiệu khái quát về Văn Miếu -Quốc Tử Giám trên phương tiện vận chuyển. Thứ tự Nội dung Điểm 2 Viết dàn bài và thực hành thuyết minh giới thiệu khái quát về Văn Miếu -Quốc Tử Giám trên phương tiện vận chuyển. 50 a. Dàn ý bài thuyết minh 20 *Mở đầu - Chào mừng khách - Giới thiệu lý do tham quan điểm, tạo sự hấp dẫn và hứng thú cho khách. 3 * Quá trình xây dựng và những biến đổi thăng trầm của khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám + Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu + Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây Quốc Tử Giám + Năm 1253, vua Trần Thánh Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học viện + Năm 1483, Vua Lê Thánh Tông cho bia Tiến sĩ + Năm 1802, nhà Nguyễn cho xây thêm Khuê Văn Các + Năm 1954, Hà Nội từng bước tu sửa và bảo vệ khu di tích + 1999xây dựng lại khu Thái Học - Văn Miếu 3 * Giới thiệu tổng quan về di tích Quần thể kiến trúc của di tích Văn miếu Quốc tử giám có năm khu chính nối tiếp nhau chủ yếu trên trục dọc: từ Văn Miếu môn đến Đại Trung môn, Khuê Văn các, Thiên Quang tỉnh, Vườn bia, khu Đại Thành điện, Đại Bái đường, Hậu cung và khu nhà Thái học 2 * Giới thiệu chi tiết: + Văn Miếu Môn, + Khu Nhập đạo + Đại trung môn (Thành Đức môn, Đạt Tài môn ) + Khu Thành Đạt. + Khuê văn các (Cửa Bí văn và Cửa Súc văn) + Thiên Quang tỉnh + Vườn bia Tiến sĩ + Đại Thành Môn: + Đại Bái Đường + Khu Khải Thánh + Khu Thái học (Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống) * Giá trị của di tích: + Giá trị về văn hóa kiến trúc + Giá trị về văn hóa lịch sử + Giá trị tâm linh + Giá trị về du lịch 10 *Kết: - Tóm tắt nội dung thuyết minh - Một số quy định khi tham quan - Kế hoạch tiếp theo. 2 b. Trình bày bài thuyết minh 30 * Nội dung trình bày: Đủ, chính xác, thông tin cân đối 10 *Tác phong trình bày: Chững chạc, tự tin, giao lưu tốt, sử dụng ngôn ngữ biểu cảm hợp lý 10 * Giọng nói: nhẹ nhàng, dễ nghe, tốc độ và âm lượng vừa phải 10 Bài TH số 3 (30 điểm): Câu hỏi tự chọn của các trường