Dưới đây là Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT39 giúp các bạn tự đối chiếu, đánh giá sau khi thử sức mình với đề thi. Cùng tham khảo nhé. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA III (2009 - 2012) NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCMCC – LT39 Câu Nội dung Điểm I Phần bắt buộc 1 Trình bày cấu tạo (vẽ hình), nguyên lý làm việc của cơ cấu bánh cóc? ĐÁP ÁN. a. Cấu tạo b. Nguyên lý làm việc: Thiết bị phanh cóc gồm bánh cóc 1 lắp trên trục 2 của cơ cấu bằng then và con cóc 3 có trục 4 lắp tren phần cố định của cơ cấu .Con cóc 3 ăn khớp với các răng của bánh cóc 1 và chỉ cho phép trục 2 của cơ cấu quay theo chiều nâng .Để hạ vật cần nhấc con cóc ra khỏi răng bánh cóc .Để đảm bảo con cóc ăn khớp với răng của bánh cóc có thể dùng lò xo hoặc đối trọng để tạo lực nén con cóc vào răng của bánh cóc. Vậy để phanh làm việc được, phải thỏa mãn điều kiện sau .Vị trí tâm trục con cóc phải đặt sao cho góc tạo bởi các đường thẳng kẻ từ tâm trục của con cóc và tâm bánh cóc tới điểm tiếp xúc giữa con cóc và bánh cóc là vuông góc. Bánh cóc thường được đặt trên trục có cơ cấu có momen xoắn nhỏ để đảm bảo kính thước nhỏ gọn và chịu lực nhỏ. 2 điểm 2 Trình bày cách phân loại máy khoan theo kết cấu, theo số trục chính và các công việc thường làm trên máy khoan ? ĐÁP ÁN - Phân loại theo kết cấu có máy khoan : máy khoan bàn, máy khoan đứng, máy khoan ngang, máy khoan cần. - Phân loại theo số lượng trục chính : một trục chính, nhiều trục chính. Các công việc thường làm trên máy khoan : - Khoan lỗ để làm ren. - Khoan lỗ để lắp bu lông. - Khoan lỗ để đóng chốt, tán chốt. - Khoan lỗ để cắt đứt tấm kim loại. - Lã miệng lỗ. Khoét, doa, ta rô ren. 2 điểm 3 Trình bày cấu tạo (vẽ hình), nguyên lý làm việc của các cơ cấu an toàn kiểu bi mặt đầu? ĐÁP ÁN a. Cấu tạo Hình 2. Cơ cấu an toàn kiểu bi mặt đầu 1. nửa ly hợp cố định nối với trục truyền động (I) 2. nửa ly hợp di động lắp trên phần then hoa của trục (II) 3. các viên bi lắp trên mặt đầu của hai nửa ly hợp 4. thanh gạt lắp vào rãnh của nửa ly hợp di động (2) và chốt (5) 5. chốt trụ 6. lò xo áp lực 7. vít điều chỉnh áp lực của lò xo 8. trục vít 9. bánh vít b. Nguyên lý làm việc Bình thường khi làm việc nhờ áp lực của lò xo (6) đẩy lên thanh gạt (4), thanh gạt (4) có thể quay quanh chốt ( 5) do đó thanh gạt (4) đẩy nửa ly hợp di động lên phía trên làm cho các viên bi trên hai nửa ly hợp cài vào nhau và truyền động từ trục (I) truyền sang cho trục (II). Khi bị quá tải, tức là lực tác dụng ngược trở lại cho bánh vít có xu hướng giữ bánh vít lại, trong kho đó trục (I) vẫn quay, các viên bi cầu trượt lên nhau và nén lò xo (6) để đẩy nửa ly hợp (2) xuống phía dưới, khi hai viên bi trên nửa ly hợp (1) vượt qua đỉnh của hai viên bi trên nửa ly hợp (2) thì truyền động từ trục (I) sang cho trục (II) bị ngắt hoàn toàn và sau ẵ vòng quay của trục (I) các viên bi lại cài vào nhau để truyền chuyển động bình thường. Đây là kiểu ly hợp tự ngắt và nối truyền động một cách tự động, nó thường được lắp tại các bộ phận của máy mà hiện tượng xãy ra sự cố không phải xử lý lâu như giảm lực cắt khi khoan hay các bộ phận có công suất nhỏ. 3 điểm Cộng( I) 7,0 II Phần tư chọn , do trường biên soạn Cộng( II) 3,0 Tổng cộng 10,0 ., ngày tháng năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI