Báo cáo thực tập sư phạm tại Trường Tư thục Mầm non Mây Hồng được thực hiện nhằm tìm hiểu thực tế chăm sóc sức khỏe giáo dục của trường thực tập và địa phương nơi trường đóng, thực tập về công tác chủ nhiệm, thực tập giảng dạy. Với các bạn đang học và nghiên cứu chuyên ngành Sư phạm Mầm non thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích. | Ở nhà trẻ nhóm 2 tuổi một việc chăm sóc nặng hơn phần giáo dục nên các cô thật vất vả nhưng bên lớp thì không kém phần giáo dục lại đè nặng hơn. Mỗi buồi lên lớp cô phải dạy cháu học, vệ sinh cho cháu, cho cháu ăn, ngủ, dạy cháu biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Cô giáo mầm non mỗi cô luôn có sự khéo léo linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Ở lứa tuổi này trẻ rất nghịch, hay tò mò, thích khám phá tìm tòi những vật hiện tượng xung quanh, nó muốn biết cái này để làm gì, cái kia dùng như thế nào, đòi hỏi các cô phải đáp ứng kịp thời. Thông qua các tiết dạy của cô mà em được dự giờ em thấy được để tiết dạy thành công, trẻ nắm kiến thức hay không tất cả phải phụ thuộc vào cô. Bởi vậy trước khi lên tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng mà tiết dạy đó cần. Cô dạy phải làm sao lôi cuốn thu hút được trẻ, trẻ có cảm giác học mà chơi. Cái cảm giác này các cô giáo viên mầm non đã được tất cả đều được sự khéo léo tận tình của cô. Nhưng người ta từng nói “giáo viên mầm non đa tài” quả thật là đa tài, cái gì cũng biết tuy mỗi mặt không biết nhiều như: Vừa là mẹ, là cô, là bác sĩ, thậm chí cũng là người nghệ sĩ. Thông qua những tiết dự giờ và đứng lớp em mới biết được nỗi vất vả ấy để trở thành một người giáo viên thì trước hết em phải có lòng yêu nghề mến trẻ khéo léo nhẹ nhàng, và thời gian thực tập ở trường đã giúp em hiểu được rất nhiều điều.