Với kết cấu nội dung gồm 4 chương, đề tài "Yếu tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra ngoài của nước đi đầu tư" trình bày tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố thúc đẩy quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước đi đầu tư, giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển,. nội dung đề tài để nắm bắt nội dung chi tiết. | Bởi vì những phát hiện trên, FDI của Nga có thể so sánh với đầu tư nước ngoài bởi các công ti đa quốc gia của các nước khác đang nổi lên. Giống như các công ti Brazil và Trung Quốc,và đặc biệt là các công ti Ấn Độ,TNC của Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của kích cỡ thị trường trong nước. (Amal và Tomio,2012; De Beule và Den Bulcke,2012). Tương tự như vậy, tài nguyên thiên nhiên tiềm ẩn trong nước đóng vai trò quan trọng tích cực trong việc thu hút FDI của Nga,cũng như chúng đã làm với FDI của Trung Quốc và Ấn Độ (Buckley et al., 2007; De Beule và Den Bulcke, (2012; Kolstad và Wiig, 2009). Thêm vào đó, cả công ti đa quốc gia của Trung Quốc và Nga đều có vẻ thích đầu tư vào các nước mà đã là thị trường quan trọng cho hàng hóa của họ. Tuy nhiên có thể nhận thấy vài điểm khác biệt trong chiến lược đầu tư của Nga. Không như các công ti Brazil và Trung Quốc, các công ti Nga có vẻ tăng đầu tư ra bên ngoài khi đồng tiền quốc gia tụt giá. Cũng tương tự như vậy, trái lại với TNC Ấn Độ luôn coi trọng các mặt tự do kinh tế trong nước như kích cỡ chính phủ, ngoại thương dễ dàng, và các qui tắc của thị trường, các công ti Nga dường như không coi trọng qui định của pháp luật, quản lí nhà nước hay mức độ tham nhũng ở kinh tế ở nước chủ nhà. Hơn nữa, giống như FDI của Brazil nhưng khác với đầu tư của Ấn Độ và Trung Quốc, FDI của Nga thường liên kết tích cực với khoảng cách giữa Nga và nước chủ nhà.