Bài giảng Bài 2: Thông tin và dữ liệu (tiết 1) - ĐH Sư Phạm TP. HCM

Bài giảng Bài 2: Thông tin và dữ liệu (tiết 1) - ĐH Sư Phạm TP. HCM với mục tiêu giúp sinh viên hiểu được khái niệm thông tin, dữ liệu; biết được đơn vị đo lượng thông tin và cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo; biết các dạng thông tin;. | Trường ĐHSP Khoa: CNTT Bài 2: Thông tin và dữ liệu (tiết 1) GVHD: Ths Lê Đức Long Nguyễn Khắc Văn Kiểm tra bài cũ Câu 1: Trình bày các đặc tính của máy tính diện tử? Câu 2: Tin học là gì? Mục tiêu Hiểu được khái niệm thông tin, dữ liệu. Biết được đơn vị đo lượng thông tin và cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo. Biết các dạng thông tin Hiểu được mã hóa thông tin trong máy tính. Nội dung Khái niệm thông tin và dữ liệu. Đơn vị đo lượng thông tin. Các dạng thông tin. Mã hóa thông tin trong máy tính. Khái niệm thông tin và dữ liệu. Chúng ta biết được gì khi đọc sách, báo, xem tivi, ? Khái niệm thông tin và dữ liệu. Đầu vào Dữ liệu Thông tin là gì? Thông tin là những hiểu biết của con người về thế giới xung quanh. Đầu ra Thông tin là những gì con người hiểu. Dữ liệu là những gì máy tính hiểu. Dữ liệu là mã hóa của thông tin trong máy tính. Máy tính xử lý. Thông tin 2. Đơn vị đo lượng thông tin. Để xác định khối lượng? Để xác định thể tích? Để xác định quãng đường? Vậy xác định độ lớn của thông tin? Tấn, tạ, yến, kg, g, lít, Km,m lít, 2. Đơn vị đo lượng thông tin. Đơn vị đo lượng thông tin là bit (binary digit). Bit là phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu 0 hoặc 1. Ví dụ: có 8 bóng đèn, có một số bóng đèn sáng và một số bóng đèn tắt. Nếu ta kí hiệu 0 là trạng thái tắt, 1 là trạng thái sáng thì ta có thông tin về dãy 8 bóng đèn được biểu diễn bằng 8 bit: 01101001. 2. Đơn vị đo lượng thông tin. Ngoài đơn vị bit nói trên, đơn vị đo thông itn thường dùng là byte, 1byte = 8bit. Ngoài ra người ta còn sử dụng các đơn vị bội của byte như: Kí hiệu Đọc là Độ lớn KB Ki-lô-bai 1024 Byte MB Mê-ga-bai 1024 KB GB Gi-ga-bai 1024 MB TB Tê-ra-bai 1024 GB PB Pê-ta-bai 1024 TB 3. Các dạng thông tin. Có hai loại: Số; số nguyên, số thực, Phi số: văn bản, hình ảnh, âm thanh, 3. Các dạng thông tin. Dạng văn bản: bao gồm tờ báo, cuốn sách, vở ghi bài, tấm bia, Vở ghi bài Tấm bia Tờ báo 3. Các dạng thông tin. Dạng hình ảnh: bức tranh, bản đồ, ảnh chụp, hình vẽ, ảnh chụp Biển báo Bản đồ 3. Các dạng thông tin. Dạng âm thanh: tiếng nói con người, tiếng chim hót, tiếng đàn, tiếng sóng, Tiếng sóng Tiếng đàn Tiếng chim hót 4. Mã hóa thông tin trong máy tính. Làm thế nào để đưa thông tin vào trong máy tính? 4. Mã hóa thông tin trong máy tính. Để máy tính lưu trữ, xử lý được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là mã hóa thông tin. Ví dụ: thông tin trạng thái bóng đèn. Thông tin mã hóa 01101001 Thông tin gốc 4. Mã hóa thông tin trong máy tính. Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta dùng mã ASII (American Standard Code for Information Interchange) mã chuẩn của Mỹ gồm 255 (28 kí tự) đánh số từ 0-255, gọi là mã ASII thập phân của kí tự. Để mã hóa một xâu kí tự, máy tính có thể dùng một dãy byte, mỗi byte biểu diễn một kí tự từ trái sang phải. Bộ mã Unicode có thể mã hóa 65536 (216) kí tự khác nhau cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Củng cố Câu 1:Tại sao thông tin phải mã hóa? Vì máy tính không thể hiểu ngôn ngữ con người. Ngoài ra, hoạt động của máy tính là hoạt động của các mạch bán dẫn, nó tích hợp các trạng thái đóng mở trong các mạch này. Do đó thông tin phải được mã hóa theo dạng nhị phân để máy tính có thể nhận biết và xử lý được.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.