Mục tiêu cuối cùng của việc nghiên cứu đề tài này là đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH nhằm đáp ứng tốt hơn mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội thời kỳ 2015-2020 và xa hơn nữa. Sau đây là bản tóm tắt luận án. | Kết quả kiểm định One-Way ANOVA cho thấy P<= 0,05 phương sai của các nhóm có thời hạn vay có sự khác biệt, có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa thời hạn vay của các nhóm hộ gia đình có ý nghĩa thống kê với tác động của nguồn vốn ưu đãi tới việc phát triển kinh tế, tăng thu nhập; Cải thiện đời sống gia đình và tiếp cận nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường (P<=). Sự khác biệt này còn được thể hiện giữa các nhóm tuổi, giữa các nhóm tuổi khác nhau thì giá trị trung bình của các nhóm có sự khác nhau, cụ thể trong cách đánh giá tác động của nguồn vốn vay ưu đãi tới hoạt động phát triển kinh tế, tăng thu nhập; Cải thiện đời sống gia đình và nâng cao trình độ văn hóa, học vấn. Đặc biệt giữa các hộ gia đình có số tiền vay khác nhau thì có sự khác biệt về phương sai và giá trị trung bình của tác động nguồn vốn tới hầu hết các hoạt động của gia đình, tới 7/8 hoạt động (P<=). Trong đó không tìm thấy sự khác biệt về số tiền được vay với hoạt động nâng cao trình độ văn hóa, học vấn. Cơ chế tín dụng của NHCSXH được thực hiện linh hoạt và chủ động theo điều kiện và đối tượng vay vốn, đa phần người dân đều hài lòng