Thông qua nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945, luận án góp một cái nhìn cụ thể, toàn diện hơn về kinh tế nông nghiệp thời Pháp thuộc ở Bắc Kỳ nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Đồng thời trên cơ sở đó đánh giá một cách khách quan, khoa học về tác động của chính sách thuộc địa của Pháp đối với kinh tế nông nghiệp Hải Dương và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc phát triển nông nghiệp, đổi mới nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. | Sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp đã tác động lớn đến sự gia tăng dân số và các luồng di dân và ngược lại. Dân số tỉnh Hải Dương từ 1900 đến 1943 tăng khoảng người. Mật độ dân số từ 314 người/km2 (1900) tăng lên 375 người/km2 (1943). Diện tích canh tác theo đầu người từ 0,19 ha/người (1932) tăng lên 0,26 ha/người (1940). Song, sản lượng lúa tính trung bình theo đầu người ở tỉnh Hải Dương giảm từ 3,83 tạ/người (1932) xuống còn 2,49 tạ/người (1940). Điều đó cho thấy sản lượng lúa không đáp ứng được mức tăng dân số. Đây cũng là lý do khiến sự nghèo đói, bần cùng ngày càng tăng của người dân lao động ở tỉnh Hải Dương. Đồng thời dẫn đến hiện tượng hình thành các luồng di dân mới: di dân từ vùng đồng bằng lên phía bắc của tỉnh; di dân vào các nhà máy, hầm mỏ; di dân sang các tỉnh khác; di dân vào Nam Kỳ, Campuchia, Tuy nhiên, sự di dân này vẫn chưa thể thỏa mãn được nhu cầu việc làm của nông dân tỉnh Hải Dương. Đồng thời việc tập trung dân cư quá đông ở vùng đồng bằng của tỉnh cũng chưa được giải quyết triệt để.