Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND, luận án đề xuất một số biện pháp tâm lý-sư phạm nhằm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND; nghiên cứu thực trạng thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND; xây dựng biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND. | người giảng viên trẻ phải rèn luyện lễ tiết, tác phong của một người thầy trên bục giảng. Học từ cách ăn nói, phong thái đi đứng đến rèn luyện phương pháp truyền đạt, diễn giải vấn đề của bài giảng. Để có được điều đó, Nguyễn Văn A. thường xuyên chịu khó đi nghe giảng, nghiên cứu nội dung giảng dạy, nắm bắt và cập nhật kiến thức xã hội có liên quan đến bài giảng để hiểu vấn đề. Để truyền đạt được, giảng viên tập sự phải thường xuyên trải nghiệm, thường xuyên tập giảng. Sau mỗi lần giảng, được đánh giá, nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm và tồn tại của bản thân trong phương pháp giảng, nội dung giảng, từ đó, khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm để hoàn thiện bản thân. Đến bây giờ, với cương vị là trợ giảng, để nâng cao chất lượng giảng dạy, Nguyễn Văn A. không ngừng nghiên cứu, học tập trau dồi kiến thức có liên quan bài học, thường xuyên cập nhật tình hình chính trị, thời sự cũng như các vấn đề khác có liên quan đến nội dung giảng dạy, luôn đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giảng sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng hệ đào tạo đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đào tạo của từng môn học.