Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ; đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm thu hút FDI vào vùng KTTĐ; trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới. | Bộ máy quản lý nhà nước về ĐTNN là một hệ thống tổ chức, bao gồm những cán bộ, nhân viên (công chức) đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về ĐTNN, là lực lượng làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền địa phương trong ban hành hệ thống cơ chế, chính sách thu hút FDI, phát triển khu vực kinh tế hình thành từ nguồn vốn này; trực tiếp làm công tác xúc tiến đầu tư, tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tư theo phân cấp, là lực lượng suy đến cùng quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về ĐTNN. Bởi vậy, muốn tăng cường công tác quản lý nhà nước về ĐTNN thì một trong những việc cần làm là không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về ĐTNN. Theo đó, cần đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong các cơ quan nói trên thực sự giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức cần thiết về tin học, ngoại ngữ, có kỹ năng ứng xử nhạy bén trong điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nhà đầu tư đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau. Thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các sở, ban, ngành có liên quan trong quản lý, thẩm định và cấp giấy phép đầu tư, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, việc gì cũng phải xin ý kiến cơ quan quản lý cấp trên. Việc phân công, phân nhiệm trong quản lý nhà nước về ĐTNN được thực hiện theo hướng cơ quan quản lý kế hoạch và đầu tư đóng vai trò là đầu mối quan trọng nhất trong thẩm định cấp phép và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI; có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động FDI the