Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương với kháng insulin và hiệu quả bổ sung vitamin D đối với kháng insulin trong đái tháo đường thai kỳ

Luận án xác định mức độ phổ biến của thiếu vitamin D, mối liên quan giữa vitamin D với kháng insulin và hiệu quả của bổ sung vitamin D đối với kháng insulin trong đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) cung cấp cơ sở cho bổ sung vitamin D ở phụ nữ mắc ĐTĐTK và tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo về dự phòng và điều trị hỗ trợ ĐTĐTK bằng vitamin D. | Kháng insulin ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai mắc ĐTĐTK bắt đầu tăng từ nửa sau của thai kỳ và tăng dần cho đến cuối thai kỳ [52],[57]. Đề tài so sánh hiệu quả của liều 1500 IU/ngày so với liều 500 IU/ngày. Kết quả cho thấy nhóm 1500 IU/ngày có tình trạng glucose máu tốt hơn và mặc dù không giảm được tuyệt đối mức kháng insulin, nhưng giảm được mức độ gia tăng kháng insulin so với nhóm 500 IU/ngày. Kết quả này phù hợp với kết quả của Soheilykhah và CS [19] trong đó bổ sung vitamin D với các liều khác nhau (200, 2000 và 4000 IU/ngày) từ đầu thai kỳ cho đến cuối thai kỳ, liều cao hơn giảm được mức độ gia tăng kháng insulin nhiều hơn so với liều thấp hơn chứ tất cả các liều cũng đều không giảm được tuyệt đối mức kháng insulin. Trong hai nghiên cứu của Asemi và CS [17],[18] các liều vitamin D rất cao (2 liều vitamin D IU cách nhau 2 tuần, IU/mỗi 4 tuần và 2 tuần) làm giảm được tuyệt đối mức kháng insulin. Đề tài sử dụng liều vitamin D thấp hơn nhiều, đó có thể là một trong lý do không giảm được tuyệt đối mức kháng insulin từ giai đoạn giữa thai kỳ đến cuối thai kỳ.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.