Luận án được thực hiện với mong muốn đưa ra được những phân tích xác đáng nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp cho phát triển thương hiệu hàng thuỷ sản xuất khẩu, góp phần củng cố, nâng cao giá trị xuất khẩu và hình ảnh tốt đẹp về hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trên thương trường quốc tế. | có cơ chế tự quản lý, quản lý nội bộ, quản lý ngoại vi các chỉ dẫn địa lý. Việc tự quản lý được thực hiện bởi chính các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản, nhằm đảm bảo không chỉ danh tiếng chung của chỉ dẫn địa lý mà còn cả danh tiếng cá nhân cho các doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trong khu vực. Việc quản lý nội bộ được thực hiện bởi Tổ chức tập thể các nhà sản xuất địa phương (ở Việt Nam hiện cũng đã hình thành một số tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản, như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội cá tra Việt Nam ), bảo đảm mục tiêu khai thác có hiệu quả chỉ dẫn địa lý. Còn quản lý ngoại vi, tập trung vào khâu lưu thông và khai thác thương mại các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm phát hiện ra hàng giả hoặc không đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm; Về vấn đề này Việt Nam cũng nên học tập kinh nghiệm của Pháp khi cho phép cả các tổ chức tư nhân (ngoài tổ chức công) tham gia khi các tổ chức này đủ điều kiện, nhằm mở rộng và kiểm soát hiệu quả hơn việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam.