Quan niệm của Hegel về sự phân định các bộ phận quyền lực trong nhà nước pháp quyền

Tài liệu Quan niệm của Hegel về sự phân định các bộ phận quyền lực trong nhà nước pháp quyền phân tích quan niệm của Hegel về sự phân định quyền lực trong nhà nước pháp quyền. Từ quan niệm của Hegel về pháp quyền, các tác giả bài viết cho rằng, bản chất đích thực của sự phân chia quyền lực trong nhà nước pháp quyền cũng như vai trò của các bộ phận quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền cần được nhìn nhận từ góc độ Triết học. | Vì thế, những nguyên tắc nếu chỉ dừng ở việc dùng các chế tài để ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thì chưa phải là pháp luật đích thực. Những quy định của pháp luật trước hết phải mang tính đơn giản và phổ biến, phải là cái có tính hoàn chỉnh ở thời điểm xác định, đồng thời phải bao hàm khả năng biến đổi thích hợp trước những thay đổi nhanh chóng của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Chính tính hữu hạn trong các quy định cụ thể của pháp luật lại mở ra biên độ co dãn phổ biến, lý tưởng khi ứng dụng nó trong hiện thực. Khi các đạo luật được xây dựng và ban hành, cũng cần coi rằng sự không hoàn hảo của pháp luật cũng là một bản tính tự nhiên của pháp quyền; bởi tính tổng quát trong quy định của một điều luật không bao giờ ôm chứa được hết tất cả những trường hợp cá biệt mà người ta buộc phải áp dụng khi điều tiết các quan hệ xã hội. Trong trường hợp này, sự hoàn hảo là không bao giờ có được và việc chấp nhận hiện trạng tồn tại như vậy cũng tất nhiên như việc các quy định của luật pháp là quy tắc xử sự chung. “Phạm vi của luật pháp vừa phải là một cái toàn bộ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.