Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng tiết niệu - ThS. Đỗ Hoàng Long

Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng tiết niệu giới thiệu tới người đọc các nội dung: Sinh lý thận; bệnh nguyên, bệnh sinh một số bệnh thận; cơ chế các biểu hiện trong bệnh thận. nội dung chi tiết. | SINH LÝ BỆNH CHỨC NĂNG TIẾT NIỆU ThS. Đỗ Hoàng Long Bộ môn Sinh lý bệnh – Miễn dịch Khoa Y, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ I. SINH LÝ THẬN Thận là cơ quan lọc máu để tạo nước tiểu và bài tiết nước tiểu, nhờ đó giúp cho cơ thể không bị nhiễm độc và cân bằng được nội môi trong cơ thể. Hoạt động của thận Rốn thận là chính giữa bờ cong phía trong, nơi đó có mạch máu đến và đi ra khỏi thận, có ống niệu và có dây thần kinh. Bổ dọc một quả thận ta thấy bên trong gồm hai phần: phần chính giữa là bể thận có chứa mô mỡ, các mạch máu và dây thần kinh, phần xung quanh đặc gồm hai vùng, bên trong là vùng tuỷ màu nhạt còn gọi là lớp hình tháp của thận. Vùng vỏ ở bên ngoài có màu đỏ xẫm do có nhiều mao mạch và các cấu trúc dạng hạt là cầu thận. Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ hơn một triệu đơn vị thận. Đơn vị thận vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng. Mỗi đơn vị thận gồm có cầu thận và ống thận. Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman là một túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi gồm khoảng 50 mao mạch xếp song song thành khối hình cầu. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng để lọc các chất từ mao mạch sang nang. Cầu thận Ống thận gồm ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Ống góp không thuộc đơn vị thận, nó nhận dịch lọc từ một số đơn vị thận để đổ vào bể thận. Cầu thận Ống thận Ống góp Cầu thận Ống thận Ống góp pc pk Lòng mạch/búi mao mạch cầu thận pn Nang Bowman pl = pc – (pk + pn) Áp suất lọc (pl) là giá trị chênh lệch giữa áp suất thủy tĩnh trong búi mao mạch cầu thận và tổng của áp suất keo trong lòng mạch với áp suất nang Bowman. pl = pc – (pk + pn) = 41 mmHg pc: áp suất thuỷ tĩnh cầu thận (75mmHg) pk: áp suất keo (28mmHg) pn: áp suất nang Bowman (6mmHg) Giá trị 41mmHg là áp suất lọc để tạo ra dịch lọc ở | SINH LÝ BỆNH CHỨC NĂNG TIẾT NIỆU ThS. Đỗ Hoàng Long Bộ môn Sinh lý bệnh – Miễn dịch Khoa Y, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ I. SINH LÝ THẬN Thận là cơ quan lọc máu để tạo nước tiểu và bài tiết nước tiểu, nhờ đó giúp cho cơ thể không bị nhiễm độc và cân bằng được nội môi trong cơ thể. Hoạt động của thận Rốn thận là chính giữa bờ cong phía trong, nơi đó có mạch máu đến và đi ra khỏi thận, có ống niệu và có dây thần kinh. Bổ dọc một quả thận ta thấy bên trong gồm hai phần: phần chính giữa là bể thận có chứa mô mỡ, các mạch máu và dây thần kinh, phần xung quanh đặc gồm hai vùng, bên trong là vùng tuỷ màu nhạt còn gọi là lớp hình tháp của thận. Vùng vỏ ở bên ngoài có màu đỏ xẫm do có nhiều mao mạch và các cấu trúc dạng hạt là cầu thận. Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ hơn một triệu đơn vị thận. Đơn vị thận vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng. Mỗi đơn vị thận gồm có cầu thận và ống thận. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.