Luận văn thạc sỹ khoa học với đề tài “Nghiên cứu phân tích và đánh giá hàm lượng các polybrom diphenyl ete trong nhựa và bụi tại một số khu tái chế rác thải điện tử” được thực hiện nhằm mục đích đóng góp một phần vào công tác bảo vệ môi trường, một xu hướng mang tính thời đại của khoa học nói chung và ngành hóa học phân tích nói riêng. | Với cùng giá trị tốc độ hấp thụ bụi thì việc so sánh các giá trị DI giữa nơi này với nơi khác cũng không mang lại được thêm thông tin có ích gì so với việc so sánh hàm lượng PBDEs trong bụi tại các địa điểm đó, vì chỉ cần biết được hàm lượng PBDEs trong bụi cao hay thấp là có thể đánh giá được rủi ro phơi nhiễm PBDEs qua con đường hấp thụ bụi mà không cần tính đến giá trị DI. Điều quan trọng là từ giá trị DI này sẽ tính được liều lượng hấp thụ hàng ngày (lấy DI chia cho trọng lượng cơ thể) và so sánh với các giá trị được lấy làm tiêu chuẩn. Giá trị đó là liều lượng hấp thụ hàng ngày chấp nhận được (TDI), nếu liều lượng hấp thụ hàng ngày vượt quá TDI thì cần phải có các biện pháp kịp thời để ngăn chặn và hạn chế tiếp xúc cũng như tìm ra nguyên nhân để kiểm soát hạn chế phát thải. Các PBDEs cũng chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về độc tính, cơ chế gây độc bằng các nhóm POPs khác như dioxin, furan hay PCBs nên hiện chưa có giá trị TDI của PBDEs theo mỗi con đường xâm nhập được qui định trên toàn thế giới.