Đề tài thực hiện nhằm nâng cao năng lực quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trước các tác động khôn lường của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đề tài xác lập cơ sở khoa học về thực trạng và tiềm năng điều kiện tự nhiên (ĐKTN), tài nguyên thiên nhiên (TNTN) cho định hướng tổ chức không gian và phát triển ngành nông - lâm nghiệp, du lịch vùng Đồng Tháp Mười thông qua nghiên cứu, ĐGCQ; đề xuất được các định hướng quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên lãnh thổ nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững (PTBV). | đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với ngành ngư nghiệp. Những vùng có hệ thống sông, kênh rạch, ao, hồ hay đồng ruộng ngập nước theo mùa sẽ là khu vực rất thuận lợi cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đối với điều kiện vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, hệ thống sông, kênh rạch, ao, hồ phát triển rất phong phú và đa dạng, cùng với hệ thống sông Tiền và sông Hậu, khu vực nghiên cứu còn có một hệ thống kênh đào và những rạch, ao, mương tự nhiên rất chằng chịt. Hơn nữa, việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong thời gian gần đây lại phát triển mạnh theo hình thức nuôi kết hợp với trồng lúa hoặc nuôi trên các ruộng lúa đã thu hoạch xong trong mùa nước ngập. Hình thức này không cần phải đào ao, hồ để thả cá mà chỉ cần dùng lưới (hoặc dụng cụ khác) đăng bao quanh một diện tích nhất định, sau đó thả cá, tôm (chủ yếu là tôm càng xanh) ngay trên diện tích đất trồng lúa đã thu hoạch đó khi nước trong mùa lũ đã lên (thông thường áp dụng ở những nơi có thời gian ngập lũ kéo dài từ 3 tháng trở lên) đến khi lũ rút cũng là thời gian thu hoạch. Do đó, hình thức này vừa tận dụng được nguồn nước và thức ăn phù du trong tự nhiên, vừa tận dụng được diện tích đất nông nghiệp trong mùa nước lũ không thể trồng trọt được. Có thể đưa ra các chỉ tiêu đối với diện tích mặt nước cho phát triển ngư nghiệp như sau: