Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu phương pháp chế tạo vật liệu chứa sắt kích nano; nghiên cứu ứng dụng của vật liệu chế tạo được trong xử lý một số chất ô nhiễm phổ biến trong môi trường nước. | Ở pH cao hơn, nồng độ CB trong dung dịch sau phản ứng giảm chậm hơn, hiệu suất phản ứng đạt thấp hơn nhiều so với khi thực hiện phản ứng ở vùng pH thấp. Có thể giải thích rằng ở vùng pH trung tính và kiềm, sự khử hợp chất CB không có môi trường thuận lợi cho sự tham gia của phản ứng Fenton mà ưu tiên cho sự khử của sắt hóa trị không. Quan sát thấy rằng hiệu suất phản ứng ở pH= 8 lại cao hơn ở pH = 7. Điều này được giải thích như sau: trong quá trình phản ứng có sinh ra một sản phẩm phản ứng là FeOOH mới sinh, ở môi trường kiềm, hợp chất FeOOH được sinh ra nhiều hơn trong môi trường axit và trung tính, hơn nữa theo một số nghiên cứu thì hợp chất này khi mới sinh có khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ độc hại. Do vậy khả năng hấp phụ hợp chất CB lên FeOOH là lớn hơn khi thực hiện phản ứng ở pH cao. Ở pH = 7 và 8, khả năng xử lý CB nhờ phản ứng khử giảm đi nhưng khả năng hấp phụ của CB lên bề mặt sản phẩm phản ứng (FeOOH) lại tăng lên. Vì vậy mặc dù CB không bị loại bỏ nhiều trong quá trình phản ứng nhưng lượng CB còn lại trong dung dịch sau phản ứng cũng giảm đi đáng kể