Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề quản lý môi trường, nghiên cứu các ảnh hưởng của hoạt động hàng hải đến môi trường từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020. | Một ví dụ điển hình là ở cảng Hải Phòng, hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu cũ đang biến Hải Phòng thành một kho rác ngoại khổng lồ. Cả một đoạn dài 3-4 km chạy dọc khu vực cảng Hải Phòng, cứ vài trăm mét lại mọc lên một công ty chuyên phá dỡ tàu cũ. Bên những con tàu đồ sộ đang bị khoan, rút, cưa, đập tan hoang là những kho bãi sắt thép phế liệu nằm ngổn ngang. Trước đây, hoạt động phá dỡ chủ yếu với tàu nội địa, nay lại toàn tàu cũ của nước ngoài. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ của các doanh nghiệp phá dỡ tàu cũ tại Hải Phòng hiện rất thô sơ, lạc hậu. Phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư công nghệ xử lý, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh ra từ hoạt động phá dỡ tàu cũ gây ra suốt nhiều năm qua đã ở mức đáng báo động. Công ty Cơ khí công nghiệp và phá dỡ tàu cũ Hải Phòng, trong 5 năm, đã nhập 21 tàu cũ với tổng trọng lượng tấn. Sau khi cắt phá đã để lại tấn rác và số rác này được đem. chôn lấp ngay tại bãi của công ty bên sông Cấm. Theo điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, hiện dọc sông Cấm, đặc biệt là quanh lưu vực cảng Hải Phòng, nguồn nước đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều nơi lênh láng váng dầu. Trên bờ, rác thải công nghiệp chất lên thành đống, không còn nơi để chôn lấp.