Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sử dụng liều kế nhiệt huỳnh quang (TLD) để đo liều bức xạ gamma trong môi trường

Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng phương pháp đo liều bức xạ gamma trong môi trường bằng liều kế nhiệt huỳnh quang TLD-100; xác định liều chiếu của dân chúng tại địa điểm nghiên cứu. | Không chỉ nhân viên bức xạ khi tiếp xúc với nguồn bức xạ hoặc thiết bị phát bức xạ chịu liều chiếu bức xạ mà dân chúng hàng ngày cũng luôn bị chiếu bởi liều bức xạ tự nhiên. Để đánh giá liều chiếu của dân chúng do bức xạ tự nhiên gây ra, một số phương pháp đã được áp dụng và triển khai trên lãnh thổ Việt Nam như : dùng máy đo suất liều bức xạ gamma trong không khí ở độ cao 1m so với mặt đất, hoặc lấy mẫu đất đá để phân tích hàm lượng Uran, Thori, Kali từ đó tính toán được liều chiếu gây ra đối với dân chúng. Một số kết quả xác định liều dân chúng của Việt Nam sử dụng các phương pháp trên đã được một số các nhà khoa học của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên vấn đề bức xạ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Tình hình sử dụng liều kế nhiệt huỳnh quang để đánh giá liều bức xạ tự nhiên đối với dân chúng chưa được chú trọng ở nước ta. Vì vậy, phương pháp sử dụng liều kế nhiệt huỳnh quang để đo liều bức xạ tự nhiên trong môi trường cần được quan tâm nghiên cứu để có thể triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Đặc biệt với nền tảng sẵn có trong lĩnh vực đo liều cá nhân và khi Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì vấn đề an toàn bức xạ được ưu tiên quan tâm. Do đó, tiềm năng ứng dụng và hiệu quả của phương pháp sử dụng liều kế nhiệt huỳnh quang trong đo liều bức xạ môi trường là rất lớn.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.