Luận văn được thực hiện nhằm các mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm địa hóa phóng xạ tự nhiên các nguyên tố U, Th, K; đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng các nguyên tố U, Th, K đến môi trường xung quanh. | Như vậy, từ các mặt cắt và sơ đồ phân vùng đã thành lập cho thấy hàm lượng các chất phóng xạ (Uran, Thori) đều tăng cao tại các khu vực có các thân pegmatit hoặc tại các nơi tích tụ, lắng đọng các nguyên tố phóng xạ do rửa trôi từ các thân pegmatit hoặc nguồn cung cấp khác; đặc biệt với tuyến , hàm lượng các nguyên tố uran và thori đạt giá trị cao mặc dù đây là tuyến không đi qua thân pegmatit. Có thể giải thích vấn đề này là do các nguyên tố phóng xạ bị sét hấp thụ gây tích tụ và làm hàm lượng các nguyên tố phóng xạ ở đây khá cao. Khu vực nghiên cứu nằm trong trường pegmatit Thanh Sơn (từ Thạch Khoán đến Thu Cúc, tại đây đã phát hiện các thân pegmatit phát triển rộng rãi trong các khối đá magma và trong các đá biến chất cổ. Các kết quả khảo sát thực tế cho thấy các thân pegmatit được nghiên cứu khác nhau về kích thước, chiều rộng từ 2 đến 10 m, và chiều dài từ 10 - 500 m. Hầu hết chúng bị phong hoá và có thể nhận biết qua những thân kaolin, phân biệt với các đá vây quanh bởi màu trắng sáng. Xung quanh một số các thân pegmatit những biến đổi các đá vây quanh không thấy rõ, trong các thân khác những biến đổi này thể hiện rất rõ và phát triển mạnh sâu vào các đá vách.