Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Tiên đoán được nhiệt độ nóng chảy của các kim loại dưới áp suất cao từ đó biểu diễn được đường cong nóng chảy của một số kim loại điển hình như Cu, Ag, Au, Fe và nhiều kim loại khác. So sánh giá trị tính toán lý thuyết và số liệu thực nghiệm để kiểm tra lý thuyết. | (lục giác xếp chặt - HCP), δ (lập phương tâm khối ở nhiệt độ cao) [10]. Ngoài ra nhiều thí nghiệm vẫn còn gây tranh cãi chỉ ra sự tồn tại bền vững của pha β ở nhiệt độ và áp suất cao (Hình ). Do sắt và các hợp kim của sắt chiếm phần lớn trong tâm lõi Trái đất nên các giá trị nhiệt động của chúng chứa thông tin quan trọng trong việc nghiên cứu thành phần, cấu trúc và sự tiến hóa của lõi Trái đất [32,36].Đặc biệt, các hợp kim của sắt có những tính chất cơ học và nhiệt động thú vị như hệ số giãn nở nhiệt rất thấp, gần như bằng không, của hợp kim invar Fe-Ni; sự thay đổi nhiệt độ nóng chảy, hệ số đàn hồi, so với kim loại sắt tinh khiết. Vì vậy, các tính chất nhiệt động của kim loại sắt dưới áp suất cao là một trong các vấn đề thời sự, được đông đảo các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Đối với bài toán nóng chảy của kim loại sắt ở áp suất cao, có rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm, lý thuyết cũng như mô phỏng đã được thực hiện. Tuy vậy, nhiệt độ nóng chảy thu được theo các cách tiếp cận khác nhau vẫn chưa có sự đồng nhất, giá trị sai khác có thể lên đến hàng ngàn Kelvin [12]. Các nghiên cứu thực nghiệm với ô mạng đế kim cương (Diamond Anvil Cell – DAC) về nhiệt độ nóng chảy với các phép đo nhiễu xạ tia X [37], phổ cấu trúc tinh tế hấp thụ tia X gần cận (X-ray absorption near edge structure – XANES) [11, 32], phổ Mössbauer [38] đã được thực hiện ở áp suất hàng trăm GPa. Các nghiên cứu mô phỏng về đường cong nóng chảy của sắt chủ yếu dựa trên cách tiếp cận