Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá ngưỡng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước Sông Nhuệ, khu vực qua thành phố Hà Nội

Đề tài với mục tiêu đưa ra một bức tranh tổng quát về hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ, khả năng tiếp nhận, khả năng tự làm sạch và bước đầu tiếp cận phương pháp luận để đánh giá ngưỡng chịu tải của môi trường nước sông Nhuệ. | Hiện nay có rất nhiều mô hình toán chất lượng nước (CLN) được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Mỗi mô hình đều có những điểm mạnh riêng và có độ tin cậy và ổn định cao. Mô hình CLN sông rất đa dạng, phong phú và đã được chuyển hoá thành phần mềm ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý nguồn nước như phần mềm CORMIX (USEP, 1990&1993); HSPF (Hydrological Simulation Program Fortran (USEP 1984); SWMM (Storm Water Management Model); WASP (USEP); Hệ thống MIKE; QUAL2E và QUAL2E-uncas (USEP); WQRRS (Water quality for river). Các mô hình này chủ yếu tập trung vào quá trình pha loãng - xáo trộn, quá trình sinh hoá không được đề cập sâu. Tại Việt Nam, mô hình CLN chủ yếu được sử dụng như mô hình WQ97 mô phỏng sự thay đổi BOD&DO trên hệ thống kênh Sài Gòn; sử dụng mô hình STREAM II xác định khả năng chịu tải ô nhiễm của dòng chảy sông Hồng; mô hình QUAL2 tính toán sự lan truyền và phân bố các chất ô nhiễm từ các hoạt động phát triển trên lưu vực sông Thị Vải; mô hình tính toán thay đổi BOD trong hệ thống kênh rạch (mô hình MIKE 11); ứng dụng mô hình WASP5 để đánh giá các điều kiện thuỷ lực và tính toán khả năng lan truyền chất trên trục chính sông Nhuệ của Nguyễn Quang Trung (2000).

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
91    67    2    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.