Đề tài nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu: Đánh giá được mức độ tích tụ một số KLN (Cd, Pb, Cu và Zn) trong mang, gan, thận và cơ thịt của cá mè trong LVS Nhuệ - Đáy; đánh giá được sự biến động của các chỉ tiêu sinh hóa (GST, protein, glycogen) trong các mô nghiên cứu của cá mè trên LVS Nhuệ - Đáy; xác định được mối tương quan giữa sự biến động các chỉ tiêu sinh hóa (GST, protein, glycogen) với sự tích tụ của một số KLN (Cu, Zn, Cd và Pb) của cá mè trên LVS Nhuệ - Đáy. | Khi hàm lượng KLN tăng cao, nguồn năng lượng dự trữ do glycogen tạo ra vẫn không đáp ứng đủ cho quá trình thải độc thì lúc này cá sẽ sử dụng nguồn năng lượng khác chính là protein. Ở giai đoạn đầu, hàm lượng protein được tổng hợp để đối phó với sự nhiễm độc của cá (kích thích bởi sự có mặt của các KLN) nhiều hơn lượng protein được cá sử dụng để tạo ra năng lượng tham gia vào quá trình giải độc. Có rất nhiều mối tương quan được tìm thấy giữa hàm lượng protein tổng số với hàm lượng các KLN (trừ Zn) ở các mô nghiên cả đều là mối tương quan thuận. Vậy cho thấy hàm lượng KLN đủ cao để cá mè bắt đầu tăng nhanh hàm lượng protein đáp ứng cho quá trình thải độc nếu cần. Phân tích các mối tương quan theo mặt cắt thì tại mặt cắt 3 có duy nhất một mối tương quan nghịch khá chặt giữa hàm lượng proteinvà hàm lượng Zn trong mang (r=-0,83;p = 0,008). Điều này chứng tỏ tại mặt cắt 3, hàm lượng Zn đã tăng quá cao làm cho lượng protein huy động để thải độc nhiều hơn lượng protein mới tổng hợp. Nếu hiện tượng này kéo dài, lượng protein dự trữ trong cơ thế cá sẽ giảm sút nghiêm trọng và làm suy giảm sức khỏe sinh lý của cá, thậm chí gây chết cá.