Đề tài này được đặt ra với 2 mục tiêu chính là: Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đề xuất một số biện pháp tăng hiệu quả quản lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm thích hợp. | Câu hỏi cuối cùng về việc đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý, xử lý chất thải cũng được thực hiện đối với các cán bộ được phỏng vấn. Câu hỏi này được đặt ra với mục đích tham khảo ý kiến của cán bộ thực hiện trực tiếp, vì chỉ có chính họ mới nêu lên được những quan điểm của mình trong việc bảo vệ lợi ích cho chính họ và cả tập thể bệnh viện. Các kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về các yêu cầu riêng của từng đơn vị, ví dụ như bệnh viện C, do họ đã có HTXLNT nên không cần phải có hệ thống này, nhưng đối với bệnh viện A thì mặc dù đã được phê duyệt có HTXLNT, song quá trình vận hành vẫn còn nhiều điều chưa tốt nên cần phải củng cố thêm; bệnh viện Gang Thép thì phải nâng cấp lên rất nhiều và 3 bệnh viện huyện đề nghị chuyển ra ngoài bệnh viện xử lý CTR. Về lợi ích cá nhân của cán bộ tham gia trực tiếp công tác quản lý chất thải thì gần như 100% cán bộ được hỏi của cả 3 bệnh viện đều trả lời cần phải có chế độ độc hại cho họ thoả đáng hơn và phải trang bị thêm cho họ các phương tiện làm việc cũng như bổ sung thêm nhân lực. Câu trả lời này một phần cũng đúng với câu trả lời của phần trước về việc thiếu nhân lực. Mặc dù các bệnh viện đều đã có chế độ độc hại cho cán bộ, song có thể rằng mức độ vẫn chưa đủ nên họ có ý kiến phải tăng cường thêm. Đối với việc tổ chức tập huấn tuyên truyền thì bệnh viện C chỉ có 3/8 câu trả lời là cần thiết, do họ cũng thường xuyên đào tạo cán bộ, tuy nhiên đối với bệnh viện A và bệnh viện Gang Thép thì nhu cầu này vẫn rất lớn, 100% cán bộ đều trả lời là cần phải thường xuyên tổ chức, đối với 3 bệnh viện tuyến huyện chỉ 1/3 trả lời là cần thiết, còn 2/3 trả lời không có thể do số cán bộ này chưa hiểu hết tầm quan trọng của công tác đào tạo này, không được đoà tạo họ vẫn có thể làm việc. Còn các yêu cầu khác như khi có thay đổi hoặc có các hướng dẫn về nghiệp vụ cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể thì các bệnh viện đều trả lời không cần, một phần do các công nhân thực hiện trực tiếp cũng không được tiếp xúc nhiều với loại hình giấy tờ văn bản, một phần họ chỉ muốn được đào tạo trực tiếp. Duy nhất chỉ có cán bộ lãnh đạo của bệnh viện C là hiểu rõ vấn đề lộn xộn khi ban hành các văn bản hướng dẫn nên cảm thấy cần phải có những văn bản cụ thể, còn các cán bộ khác có vẻ như không quan tâm nhiều lắm. Câu trả lời cuối cùng về việc bổ sung cán bộ chuyên trách thì do các bệnh viện đều có người phụ trách tổng thể nên tất cả nhân viên đều trả lời là không cần bổ sung. Câu trả lời này cũng nhằm củng cố thêm cho việc đánh giá về cơ cấu tổ chức của bệnh viện.