Việc phát hiện những biến đổi di truyền trong các gen MMR liên quan đến ung thư đại trực tràng có khuynh hướng di truyền, nhằm đưa ra những kết quả nghiên cứu bước đầu về gen MLH1 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Việt Nam góp phần cung cấp dữ liệu về đột biến ở gen này và mở ra hướng nghiên cứu về các gen MMR khác, ứng dụng trong chẩn đoán sớm ung thư ruột kết không polyp di truyền tại Việt Nam là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đề tài “Sàng lọc đột biến gen sửa chữa bắt cặp sai MLH1 liên quan đến ung thư ruột kết không polyp di truyền ở người Việt Nam” được thực hiện. | Phân tích kết quả SSCP exon 14 ở Hình 23 ta thấy, ở mẫu 14T19 và 14T20 có số lượng các băng sợi đơn phân tách sai khác so với mẫu đối chứng và các mẫu mô bệnh phẩm khác. Mẫu số 19 được lấy từ một bệnh nhân nữ, 70 tuổi, mắc ung thư dạ dày, đây là trường hợp mắc ung thư khi tuổi đã cao. Ở người các polyp u tuyến hình thành trong 50% quần thể ở độ tuổi 70 và tỉ lệ đó là 70% ở độ tuổi 80 [15, 43]. Sau đó, một tỷ lệ nhỏ các khối u lành tính này sẽ phát triển thành ung thư xâm lấn, với tỷ lệ ung thư đạt tới 5% [17]. Mặt khác, các đột biến gen MMR có độ thâm nhập khá cao trong các cá thể, tuy nhiên, hầu hết trong số đó không phải là thành viên của gia đình có HNPCC. Do đó, khả năng các bệnh nhân này liên quan tới HNPCC là không cao. Mẫu số 20 được lấy từ một bệnh nhân nữ, 32 tuổi, mắc ung thư dạ dày. Bệnh nhân này mắc bệnh ở tuổi còn rất trẻ và mắc ung thư dạ dày là một trong những dạng ung thư liên quan đến HNPCC thường gặp nhất với tỉ lệ mắc phải từ 11% - 19% [7]. Theo nghiên cứu của Shin và cộng sự (2004), ở exon 14 có đột biến thay thế ở nucleotit 1625 A