Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của hiện tượng ENSO đến lượng mưa trên khu vực Bắc bộ Việt Nam trong những thập kỷ gần đây tập trung nghiên cứu về các đợt ENSO giai đoạn 1981 - 2015; kết quả phân loại năm ENSO và năm không ENSO; sự biến đổi lượng mưa khu vực Bắc Bộ trong các thời kỳ ENSO. | có ∆R<0 (hình b, c). Ở Tây Bắc con số này là 47,5% và 52,5% (hình a). Năm 1994 ở cả ba vùng đều thể hiện rõ sự gia tăng lượng mưa trong mùa mưa, đặc biệt là Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ tất cả các trạm đều có chuẩn sai dương. Năm 1994 ở đồng bằng Bắc Bộ đều tập trung giá trị chuẩn sai dương lớn nhất toàn vùng với các giá trị chuẩn sai dương lớn hơn 1200 mm; và lớn hơn so với giá trị chuẩn sai dương lớn nhất tại hai vùng còn lại vào năm này (trạm Nam Định 1374 mm, trạm Ninh Bình 1304 mm, trạm Nho Quan 1245 mm). Sự thâm hụt lượng mưa được thể hiện rõ nhất tại vùng Đông Bắc là năm 2004 (100% số trạm) và năm 2009 (duy có hai trạm có sự gia tăng lượng mưa nhưng với giá trị rất nhỏ xấp xỉ 50 mm). Tại đồng bằng Bắc Bộ năm 1991 và năm 2004 thể hiện rõ rệt sự thâm hụt mưa trong mùa mưa (năm 1991 có 100% số trạm, năm 2004 có duy nhất một trạm có sự gia tăng lượng mưa nhưng với giá trị khá nhỏ là 25 mm). Trên toàn vùng đồng bằng hầu hết lượng mưa mùa thâm hụt đều nhỏ hơn 500 mm.