Mục đích của đồ án tốt nghiệp: Mối liên hệ giữa gió mùa và lượng mưa trên khu vực Tây Nguyên trong thời kỳ gió mùa thịnh hành là nhằm nghiên cứu về mối liên hệ giữa gió và lượng mưa; sự biến đổi của gió và lượng mưa qua từng năm tại Tây Nguyên. | Trong 35 năm nghiên cứu (từ 1980-2014), có 16 năm có sự tăng cường lượng mưa và 19 năm có sự thâm hụt lượng mưa xảy ra ở hầu hết các trạm trên khu vực Tây Nguyên. Trong đó, 25 năm sự tăng cường hay thâm hụt lượng mưa được thể hiện một cách rõ nét nhất. Theo đó, có 12 năm sự thâm hụt về lượng mưa xảy ra phổ biến ở hầu hết các trạm thuộc khu vực nghiên cứu đó là 1980, 1982, 1983, 1985, 1988, 1996, 1998, 1999, 2008, 2010, 2012, 2013; các năm 1980, 1983, 1988, 1996, 1998, 2008, 2010, 2013 (8 năm) là những năm lượng mưa giảm xảy ra khi gió vĩ hướng giảm và gió kinh hướng tăng; và năm 1983, 1988, 1998 là những năm có sự giảm đột biến về tốc độ gió kèm theo đó là sự thâm hụt về lượng mưa ở tất cả các trạm trên khu vực. Ngược lại có 13 năm có sự tăng cường lượng mưa xảy ra phổ biến ở các trạm thuộc khu vực nghiên cứu đó là 1984, 1986, 1989, 1997, 2000, 2003, 2005, 2006, 2007, 2009; các năm 1984,1986, 2001, 2002, 2005, 2006, 2009 (7 năm) là những năm sự tăng cường về lượng mưa xảy ra khi gió vĩ hướng tăng và gió kinh hướng giảm; các năm 1986, 2002, 2006 là những năm có sự tăng cường đột biến về tốc độ gió vĩ hướng và lượng mưa trên khu vực nghiên cứu. Các năm còn lại là 1981, 1987, 1990, 1991, 1992, 1993, 1994, 1995, 2004, 2011 là những năm xu thế tăng cường hay thâm hụt của lượng mưa chưa thể hiện 1 cách rõ nét (6/11 trạm).