Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam: Nhìn từ bên mua và bên bán Mua bán (acquisition) và sáp nhập (merger) doanh nghiệp (M&A) là một phần tất yếu của bất cứ nền kinh tế lành mạnh nào và là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đó là cách thức chủ yếu để các doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình và đem lại thu nhập cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư. Nguyên tắc M &A là tạo ra giá trị cho cổ đông. | Một giao dịch M &A không có yếu tố nước ngoài thì luật điều chỉnh của giao dịch đó là luật Việt Nam và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hoặc trọng tài, tùy thuộc vào lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cho phép các bên trong một giao dịch có thể lựa chọn luật nước ngoài là luật điều chỉnh của giao dịch và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hoặc trọng tài Việt Nam hoặc tòa án hoặc trọng tài nước ngoài nếu giao dịch có yếu tố nước ngoài (4). Thực tế cho thấy, các giao dịch mua lại gần đây thường là giao dịch trong đó một bên nước ngoài mua cổ phần, tài sản của một doanh nghiệp Việt Nam. Trong các giao dịch đó, bên nước ngoài thường đề nghị và không thỏa hiệp về cơ chế giải quyết tranh chấp. Theo đó, cơ quan tài phán được lựa chọn là trọng tài nước ngoài (thường là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông). Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, các cơ quan trọng này là các cơ quan giải quyết tranh chấp trung lập, họ có khả năng, kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.