Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7210:2002

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7210:2002 quy định giới hạn gia tốc rung do hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ (sau đây gọi là phương tiện) tác động đến tính tiện nghi, tính an toàn của môi trường sống của các khu vực công cộng nơi có đường giao thông chạy qua. Mời các bạn tham khảo. | TCVN 7210:2002 RUNG ĐỘNG VÀ VA CHẠM - RUNG ĐỘNG DO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – GIỚI HẠN CHO PHÉP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG CỘNG VÀ KHU DÂN CƯ Vibration and shock - Vibration emitted by roads traffic - Maximum limits in the environment of public and residential areas Lời nói đầu TCVN 7210:2002 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/43/SC 1 Rung động và va chạm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. RUNG ĐỘNG VÀ VA CHẠM - RUNG ĐỘNG DO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - GIỚI HẠN CHO PHÉP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG CỘNG VÀ KHU DÂN CƯ Vibration and shock - Vibration emitted by roads traffic - Maximum limits in the environmen of public and residential areas 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định giới hạn gia tốc rung do hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ (sau đây gọi là phương tiện) tác động đến tính tiện nghi, tính an toàn của môi trường sống của các khu vực công cộng nơi có đường giao thông chạy qua. Tiêu chuẩn này làm căn cứ để tính đến các biện pháp phòng chống rung trong khi thiết kế, xây dựng đường giao thông, làm căn cứ trong kiểm soát lưu động, chủng loại phương tiện tham gia giao thông, . và đánh giá ảnh hưởng của rung do phương tiện tham gia giao thông tác động đến môi trường công cộng và dân cư. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho phương tiện giao thông đường sắt. 2. Tiêu chuẩn viện dẫn TCVN 7211:2002 Rung động và va chạm - Rung động do phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo. 3. Mức rung cho phép Các phương tiện không được gây ra mức gia tốc rung tác động đến môi trường khu vực công cộng và dân cư vượt quá giá trị cho phép trong Bảng 1. Bảng 1 - Giới hạn gia tốc rung cho phép Khu vực * Thời gian áp dụng trong ngày Giới hạn Thời gian đo dB m/s2 Khu công cộng và dân cư 7 h - 9 h 65 0,018 Đo trong khoảng thời gian không ít hơn bốn giờ 19 h - 7 h 60 0,010 Khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ, sản xuất 6 h - 22 h 70 0,030 22 h - 6 h 0,018 * Xem phụ lục A. 4. Phương pháp đo rung Phương pháp đo được áp dụng theo TCVN 7211:2002. 5. Các điểm đo Các điểm đo rung nằm trong phạm vi khu công cộng và dân cư. 6. Thời điểm đo Thời điểm đo phải chọn quãng thời gian có mật độ cao nhất của phương tiện tham gia giao thông. Phụ lục A (quy định) Giải thích một số điểm trong tiêu chuẩn . Các khu vực nêu trong bảng . Khu công cộng và khu dân cư: bao gồm khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính và tương tự; là khu vực để ở và làm việc hành chính là chủ yếu. . Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ và sản xuất: Là khu vực mà hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất là chính, trong đó có thể có khu dân cư nằm liền kề hoặc xen kẽ với các cơ sở sản xuất công nghiệp. . Mức nền Mức nền là mức gia tốc rung đo được khi không có các phương tiện hoạt động tại các khu vực được đánh giá. Nếu mức nền ở khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ và sản xuất vượt quá các giá trị nêu trong bảng 1 thì rung động do các phương tiện giao thông cũng không được gây ra mức rung tổng cao hơn mức nền đã có.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
172    80    4    22-05-2024
2    303    1    22-05-2024
7    685    3    22-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.