Sản xuất hàng hóa và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai hiểu tổ chức kinh tế: sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Đặc trưng cơ bản của sản xuất tự cấp tự túc là sản xuất sản phẩm ra để tự tiêu dùng, còn sản xuất hàng hóa là sản xuất sản phẩm ra để bán, trao đổi trên thị trường. Ở đây, quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau được biểu hiện thông qua thị trường- mua và bán sản phẩm hàng hóa. | Trong nền sản xuất hàng hoá nhỏ, người nào sản xuất ra hàng hoá có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá thì ở vào thế có lợi, thu được nhiều lợi nhuận dần trở nên giàu có, có điều kiên mở rộng sản xuất, thuê lao động trở thành ông chủ. Ngược lại, người nào sản xuất ra hàng hoá có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội của hàng hoá thì ở vào thế bất lợi, thua lỗ, phá sản phải đi làm thuê cho người khác. Như vậy, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời bắt nguồn từ sự vận động của mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn, dưới tác động của quy luật giá trị. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tác động của quy luật giá trị thì chủ nghĩa tư bản ra đời rất chậm chạp. Vì vậy, để thúc đẩy chủ nghĩa tư bản ra đời nhanh chóng, trong lịch sử các nước tư bản Tây Âu, Nhật Bản đã thực hiện biện pháp tích luỹ nguyên thuỷ tư bản. Thực chất tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản là quá trình dùng bạo lực tước đoạt tư liệu sản xuất của ngườisản xuất nhỏ, biến họ thành những người tay trắng và tập trung một số tiền lớn vào tay một số người để có thể lập ra được xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Nhờ tích luỹ tư bản chủ nghĩa mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời nhanh chóng.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
114    65    2    28-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.