Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư của vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, cơ sở kinh tế của mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Từ đó chỉ ra tính tất yếu và con đường của giai cấp vô sản là phải tiến hành cách mạng vô sản; đồng thời là cơ sở để phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản ngày nay. | Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Quy luật này phản ánh mối quan hệ bản chất giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Quy luật giá trị thặng dư tác động, chi phối đến sự hoạt động của các quy luật kinh tế khác trong xã hội tư bản như quy luật cạnh tranh, cung cầu, tích lũy Đồng thời quy luật giá trị thặng dư còn quyết định đến quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Bởi vì, để thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư thì các nhà tư bản phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Quá trình đó đã làm cho lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng và tạo ra năng suất lao động ngày càng cao, khối lượng hàng hoá và dịch vụ tạo ra là vô cùng lớn. Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đến trình độ xã hội hóa cao, nhưng quan hệ sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản vẫn dựa trên chế độ tư nhân về tư liệu sản xuất đã dẫn đến mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất ngày một gay gắt. Theo yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tínhh chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì phải thay thế quan hệ sản xuất tư bản bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Việc thay thế quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa được thực hiện thông qua cách mạng xã hội, trong đó sứ mệnh lịch sử thuộc về giai cấp công nhân.