Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1592:1987

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1592:1987 thay thế cho TCVN 1592-74, quy định những yêu cầu chung đối với mẫu thử, quá trình thử và xử lý kết quả khi thử các chỉ tiêu cơ lý của cao su. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cao su xốp, cao su cứng. | TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 1592:1987 CAO SU YÊU CẦU CHUNG KHI THỬ CƠ LÝ Rubber General requirements for physicomechanical tests Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1592-74, quy định những yêu cầu chung đối với mẫu thử, quá trình thử và xử lý kết quả khi thử các chỉ tiêu cơ lý của cao su. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cao su xốp, cao su cứng. 1. Mẫu thử . Các loại mẫu thử bán thành phẩm đều được lưu hóa ở máy lưu hóa khuôn bằng trong những điều kiện quy định. Đối với sản phẩm cao su mẫu thử được cắt nay đột từ thành phẩm rồi mài đến độ dày quy định. Đối với mẫu đặc biệt thì có quy định riêng. . Tất cả các loại mẫu, sau khi lưu hóa phải để ở nhiệt độ phòng ít nhất 6 giờ mới được tiến hành chuẩn bị mẫu tiếp theo; để mẫu lâu không quá 30 ngày. Đối với mẫu thành phẩm hoặc sản phẩm cao su không biết ngày giờ lưu hóa, thời gian lưu mẫu như trên tính từ khi nhận mẫu để thí nghiệm. . Nếu trong quá trình chuẩn bị phải mài mẫu thì bề mặt mẫu mài phải nhẵn và sau khi mài để yên 2 giờ ở nhiệt độ phòng trước khi đo hoặc cắt. . Khi đột, cắt mẫu, chú ý sao cho hướng trục lớn của mẫu là hướng xuất cao su khi luyện cán tráng hoặc ép xuất. Đột hoặc cắt phải làm từng mẫu một. Sau khi cắt, kiểm tra lại bề mặt, vết cắt của từng mẫu một: không được có vết nứt, xước, phồng, gồ ghề hoặc các khuyết tật có thể nhận thấy bằng mắt thường. . Số lượng, kích thước, hình dáng mẫu thử và các yêu cầu liên quan đến dao cắt đột, được quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn phương pháp thử cơ lý cho cao su và các sản phẩm cao su. 2. Điều kiện thử . Trường hợp không có quy định riêng, khi thử cơ lý cao su và các sản phẩm cao su, đối với máy móc, dụng cụ, mẫu thử phải được ổn định ở nhiệt độ 25 ± 5oC; độ ẩm là độ ẩm tại phòng thí nghiệm khi thử. Ghi nhiệt độ, độ ẩm (đối với các sản phẩm cao su có sợi dệt, có vải) khi thử vào báo cáo kết quả thí nghiệm. . Trước khi thử phải đánh số mẫu. Vị trí dấu, sơn, mực dùng để ghi dấu không được ảnh hướng đến tính năng của mẫu. . Đồng hồ đo độ dày mẫu có lực ép lên mẫu là 0,98 ± 0,01 N khi toàn bộ diện tích đầu đo tiếp xúc với bề mặt mẫu. . Khi dùng máy thử độ bền kéo, phải đảm bảo trọng tải sử dụng nằm trong phạm vi từ 15 đến 85% trọng tải chi phép lớn nhất của máy. 3. Tính toán kết quả . Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của các kết quả thử chênh lệch cho phép giữa các kết quả thử và kết quả trung bình phải theo quy định trong bảng 1 Bảng 1 Tên các chỉ tiêu Chênh lệch cho phép 1. Độ bền định dãn ± 10 2. Độ bền kéo đứt ± 10 3. Độ bền xé rách ± 15 4. Độ bền dài khi đứt ± 10 5. Độ dãn dư ± 10 6. Độ cứng SoA (ShoreA) 2 độ So A 7. Độ bền kết dính nội ± 10 8. Lượng mài mòn Acron ± 10 . So sánh tất cả các kết quả thử với kết quả trung bình nếu có số liệu nào vượt quá chênh lệch cho phép như quy định trong bảng 1 trên đây thì phải bỏ đi. Từ các số liệu còn lại, tính kết quả trung bình mới, cứ thế cho đến khi mỗi số liệu còn lại so với kết quả trung bình nằm trong giới hạn cho phép. Số lượng mẫu thử còn lại để tính kết quả trung bình lần cuối không ít hơn số lượng quy định trong từng phương pháp thử tương ứng. Nếu ít hơn, phải làm thêm mẫu thử. . Biểu diễn độ chính xác của kết quả đo và tính toán theo đúng như quy định trong bảng 2 Bảng 2 Tên các chỉ tiêu Kết quả tính Đơn vị Độ chính xác 1. Độ bền định dãn N/cm2 1 2. Độ bền kéo đứt N/cm2 1 3. Độ bền xé rách N/cm2 1 4. Độ dãn dài khi đứt % 1 5. Độ dãn dư % 1 6. Độ cứng SoA (ShoreA) độ So A 1 7. Độ bền kết dính nội N/cm 0,1 8. Lượng mài mòn Acron cm3/1,01km 0,01 9. Khối lượng riêng g/cm3 0,001

Bấm vào đây để xem trước nội dung
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.