Giáo trình Giao tiếp Sư Phạm do Lê Thanh Hùng biên soạn giới thiệu tới các bạn sinh viên những nội dung kiến thức về: Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm, chức năng và các loại giao tiếp, giao tiếp và sự phát triển nhân cách, giao tiếp trong sư phạm, mục tiêu giao tiếp sư phạm, nội dung giao tiếp sư phạm. Tài liệu phục vụ cho các bạn ngành sư phạm mỹ thuật tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu. . | TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Khoa Sư Phạm Giáo trình Giao Tiếp Sư Phạm Biên soạn Lê Thanh Hùng Phần I Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm CHƯƠNG I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO TIẾP Cách đây không lâu vào những năm 80 của thế kỷ XX đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có truyền hình trực tiếp buổi giao lưu giữa Việt kiều yêu nước về quê ăn tết với khán gỉa của đài truyền hình. Có một chị Việt kiều ở Cộng hòa liên bang Đức lúc đó còn hai nước Đức tâm sự rằng Chị có một người bạn Việt Nam lấy một người chồng ở Cộng hòa liên bang Đức chị ấy không biết tiếng Đức chồng lại chỉ biết bập bõm tiếng Việt chồng là công nhân đi làm suốt ngày. Cả ngày chị ở nhà không biết nói chuyện với ai dịch vụ viễn thông lúc đó lại khó khăn. Mặc dù cuộc sống về vật chất đầy đủ nhưng quá buồn nên chị sinh bệnh. rồi chết . Giao tiếp không phải chỉ là hình thức trò chuyện với nhau nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hình thức giao tiếp quan trọng nhất. Qua ví dụ trên cho thấy giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Ngay từ trong bụng mẹ đứa trẻ đã có sự giao tiếp. Cái bào thai sống và hoạt động cùng với nhịp sống và hoạt động của người mẹ. Quan hệ giữa người mẹ với thai nhi không chỉ đơn giản về mặt sinh học. Không chỉ đơn thuần là người mẹ truyền dinh dưỡng cho đứa con qua rau thai mà còn có những ảnh hưởng về mặt tâm lý của trẻ sau này do những biến động tâm lý của người mẹ khi mang thai. Cho nên khi mang thai người mẹ phải kiêng nói và làm những việc không tốt không được xúc động mạnh. Chẳng hạn phong tục lúc người vợ có mang người chồng phải kiêng sát sinh Không được cắt cổ gà thiến cổ chó . Thậm chí lúc có thai người mẹ còn phải đi đứng nói năng nhẹ nhàng. Có như vậy sau này đứa trẻ ra đời và lớn lên mới phát triển bình thường về thể chất và tinh thần. Khi đứa trẻ ra đời giao tiếp của nó được đặc biệt quan tâm. Có nhiều tập quán truyền thống ảnh hưởng đến việc tiếp xúc của người mẹ với đứa trẻ. Có địa phương và gia đình rất cẩn thận như Không nói lớn .