Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế đề tài Tình hình Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Và những yêu cầu đối với ngành kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất (Dệt may, da dầy và nông nghiệp) được nghiên cứu: Nhằm làm rõ những cơ hội có được cũng như thách thức mà Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia Hiệp định. Để nắm vững nội dung kiến thức đề tài tài liệu. | Thứ hai, giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn. Hệ quả tất yếu là thị phần hàng hóa liên quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Đây là thực tế đã từng xảy ra khi chúng ta thực hiện các FTA đã ký mà đặc biệt là ACFTA với Trung Quốc. Nguy cơ này đặc biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân và nông thôn. Tuy vậy, các ý kiến lạc quan lại cho rằng trong trường hợp cụ thể của TPP, cái “mất” này có thể không phải là quá nghiêm trọng, ví dụ với đối tác Hoa Kỳ, hàng hóa của Hoa Kỳ có phân khúc và khách hàng khác với hàng hóa tương tự của Việt Nam, vì vậy đối với một số ngành, cạnh tranh đến từ hàng hóa Hoa Kỳ sẽ không quá nguy hiểm. Theo cách hiểu này, thị phần nội địa có thể sẽ bị phân chia lại sau TPP, nhưng là giữa các đối thủ Hoa Kỳ với những đối thủ nước ngoài khác trên thị trường Việt Nam chứ không phải là với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, cạnh tranh trong thị trường hàng hóa nội địa cũng là sức ép tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tự thích nghi, điều chỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình