Tiếng Việt Nam tại Trung Quốc: Lịch sử và triển vọng

Vài năm gần đây , tiếng Việt đã trở thành ngoại ngữ được phát triển với tốc độ khá nhanh tại Trung Quốc, ước tính cả nước Trung Quốc có hơn 30 trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Tham khảo bài viết sau đây để biết thêm về lịch sử, đội ngũ giáo viên và triển vọng của tiếng Việt tại Trung Quốc. | NGÔN NGỮ SỐ 11 2012 TIẾNG VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC: LỊCH SỬ VÀ TRIỂN VỌNG PGS. TS LƯU CHÍ CƯỜNG* 1. Lịch sử Thời kì nhà Tống đến nhà Thanh Theo sử sách của Trung Quốc thì tiếng Việt được người Trung Quốc nhắc đến bắt đầu từ thời kì nhà Tống. Chu Khứ Phi trong cuốn Lĩnh Ngoại đãi đáp kể rằng: “Tôi từng sai người dịch so sánh tiếng Giao Chỉ và vần Trung Hoa, hai thứ hoàn toàn khác nhau, chỉ có chữ Hoa không cần dịch, hoàn toàn giống nhau” [1, 160]. Việt Nam bắt đầu độc lập từ thế kỉ thứ X, cho dù đầu thế kỉ thứ XI, Nhà Tống và Triều Lý có xẩy ra xung đột, nhưng quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa vẫn là xu thế chính thời đó, cho nên trong khi lưu lại vùng Nam Trung Quốc Chu Khứ Phi biết được tiếng Việt. Thời kì nhà Nguyên, ở Trung Quốc không có một cuốn sách nào nhắc đến tiếng Việt. Nhưng theo Đại Việt sử kí toàn thư thì lúc đó người Việt hiểu tiếng Trung tương đối nhiều. Thời nhà Minh, những ghi chép liên quan đến tiếng Việt mới ngày càng nhiều. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương chủ trương chính sách láng giềng thân thiện, phát triển quan hệ hữu nghị với các nước xung quanh. Năm 1382, triều đình nhà Minh ra dụ biên soạn Hoa di dịch ngữ là bộ sách sử dụng tiếng Hoa để ghi lại tiếng nước ngoài hoặc tiếng các dân tộc khác. Trong bộ sách có cuốn An nam dịch ngữ, là cuốn sách ghi lại tiếng Việt nhiều nhất thời phong kiến Trung Quốc. [4, 139-140]. Năm 1407, triều đình nhà Minh cho thiết lập Đề Đốc Tứ di quan, cơ quan chuyên phụ trách tiếp đón cống sứ nước ngoài và phiên dịch văn thư qua lại. Theo Minh Hội Điển thì thời kì nhà Minh có 2 thông sự chính thức chuyên phụ trách phiên dịch tiếng Việt. Trong khi đó ở triều Mình có tới 3 người phụ trách dịch tiếng Chăm [5a]. Nhưng phần lớn những thông sự này chưa được đào tạo qua chuyên môn. Họ là những người đến từ biên giới hoặc là di dân người Việt, người Chăm. Để đáp ứng nhu cầu bang giao, năm 1421, triều đình nhà Minh ra dụ tuyển thái học sinh ưu tú để học tiếng và chữ nước ngoài. Nhưng do lúc đó Việt Nam vẫn sử dụng chữ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.