Cơ chế đối tác công tư trong nông nghiệp Việt Nam

Sự cần thiết của quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân thường được lý giải là do sự thất bại của khu vực công thuần túy và khu vực tư nhân thuần túy trong việc cung cấp hàng hóa. Đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, việc thực hiện chiến lược phát triển tới năm 2020 đòi hỏi ngành phải huy động và sử dụng hiệu quả một lượng vốn đầu tư lớn từ nhà nước và toàn xã hội. Vì vậy, khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua cơ chế đối tác công tư (PPP) là một giải pháp cần thiết để giải quyết những khó khăn mà ngành nông nghiệp đang và sẽ phải đối mặt. | Cơ chế đối tác công tư trong nông nghiệp Việt Nam Ngô Thị Phương Thảo* Tóm tắt: Sự cần thiết của quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân thường được lý giải là do sự thất bại của khu vực công thuần túy và khu vực tư nhân thuần túy trong việc cung cấp hàng hóa. Đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, việc thực hiện chiến lược phát triển tới năm 2020 đòi hỏi ngành phải huy động và sử dụng hiệu quả một lượng vốn đầu tư lớn từ nhà nước và toàn xã hội. Vì vậy, khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua cơ chế đối tác công tư (PPP) là một giải pháp cần thiết để giải quyết những khó khăn mà ngành nông nghiệp đang và sẽ phải đối mặt. Từ khóa: Cơ chế đối tác công tư; nông nghiệp; nông thôn; Việt Nam. 1. Mở đầu Trong chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Chính phủ đã đặt nông nghiệp làm động lực chính cho sự phát triển kinh tế, đồng thời coi phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu chiến lược. Kinh nghiệm ở một số nước (như Pakistan, Indonesia, Ấn Độ hay Trung Quốc) cho thấy, để đạt được sự tăng trưởng ổn định và giá trị cao, cần đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất nông nghiệp thông qua các hình thức hợp tác, tổ chức liên kết có sự tham gia của khu vực tư nhân. Ở Việt Nam để đạt được mục tiêu phát triển, đòi hỏi phải hiện đại hóa ngành nông nghiệp dựa trên việc sử dụng hiệu quả một lượng vốn đầu tư lớn từ Nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư từ xã hội. Trong điều kiện nguồn ngân sách Chính phủ hạn hẹp và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ưu đãi đang giảm dần do Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, PPP được xem là một trong các giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư và góp phần phát triển nông nghiệp một cách bền vững. * 2. PPP trong phát triển nông nghiệp Từ năm 2005 đến nay, bội chi ngân sách nhà nước của Việt Nam luôn ở mức cao, khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nợ công liên tục tăng lên. Tính đến hết năm 2014, tỷ lệ nợ công đã lên tới .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
476    16    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.