Những đóng góp của Trần Chánh Chiếu trong phong trào Duy Tân ở Nam Kì đầu thế kỉ XX

Trần Chánh Chiếu không chỉ là một nhà văn, nhà báo mà còn là một nhà yêu nước ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. Thông qua quá trình hoạt động trong phong trào Duy Tân, Trần Chánh Chiếu đã có những đóng góp nhất định đối với Nam Kì thời bấy giờ. Bài viết đề cập những đóng góp quan trọng của Trần Chánh Chiếu trong phong trào Duy Tân ở Nam Kì (1901 – 1908). | Số 8(86) năm 2016 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM _ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRẦN CHÁNH CHIẾU TRONG PHONG TRÀO DUY TÂN Ở NAM KÌ ĐẦU THẾ KỈ XX NGÔ SỸ TRÁNG* TÓM TẮT Trần Chánh Chiếu không chỉ là một nhà văn, nhà báo mà còn là một nhà yêu nước ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. Thông qua quá trình hoạt động trong phong trào Duy Tân, Trần Chánh Chiếu đã có những đóng góp nhất định đối với Nam Kì thời bấy giờ. Bài viết đề cập những đóng góp quan trọng của Trần Chánh Chiếu trong phong trào Duy Tân ở Nam Kì (1901 – 1908). Từ khóa: đóng góp, yêu nước, Duy Tân, Nam Kì, Trần Chánh Chiếu. ABSTRACT Contributions by Tran Chanh Chieu in Duy Tan movement at Nam Ki in the early years 20th century Tran Chanh Chieu is not only a writer, journalist but also a patriot at Vietnam in the early years of the 20th century. Through the operation in the Duy Tan movement, Tran Chanh Chieu has made certain contributions for Nam Ki at that time. The writer of this article mentioned the important contribution of Tran Chanh Chieu in Duy Tan movement at Nam Ki (1901 – 1908). Keywords: contribute, patriotic, Duy Tan, Nam Ki, Tran Chanh Chieu. 1. Vài nét về Trần Chánh Chiếu Trần Chánh Chiếu (còn gọi là Gilbert Chiếu) là một trong những người hoạt động công khai và hăng hái nhất cho cuộc Duy tân lúc bấy giờ ở Nam Kì. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm 1867 (Đinh Mão) tại quận Vân Tập, chợ Rạch Giá, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc phường Vĩnh Thanh Vân, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) [2]. Ông được sinh ra trong một gia đình khá giả và là con trai của Trần Thọ Cửu - một hương chức trong làng. Nhờ đó, từ nhỏ ông đã được lên Sài Gòn theo học Trường Collège d’Adran (trường này hoạt động từ năm 1864 đến năm 1882 thì đóng cửa). Sau khi học xong, ông được bổ nhiệm làm giáo học, làm xã trưởng, rồi làm thông ngôn cho * quan Tham biện ở Rạch Giá. Với chức vụ này, Trần Chánh Chiếu có điều kiện để vun vén của cải

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.