(NB) Bài giảng Xử lý tín hiệu số được tiến hành với các nội dung: Giới thiệu xử lý tín hiệu số, tín hiệu và hệ thống rời rạc, phân tích hệ rời rạc LTI dùng phép biến đổi Z, phân tích tín hiệu và hệ thống rời rạc LTI trong miền tần số, phép biến đổi Fourier rời rạc và ứng dụng. tài liệu. | BÀI GIẢNG Xử lý tín hiệu số (Tài liệu lưu hành nội bộ) MỤC LỤC Chương 1. Giới thiệu xử lý tín hiệu số 1 Chương 2. Tín hiệu và hệ thống rời rạc 21 Chương 3. Phân tích hệ rời rạc LTI dùng phép biến đổi Z . 50 Chương 4. Phân tích tín hiệu và hệ thống rời rạc LTI trong miền tần số .67 Chương 5. Phép biến đổi Fourier rời rạc và ứng dụng 88 Chương I Chương 1 GIỚI THIỆU XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ Chương này nêu tổng quát các vấn đề liên quan đến môn học. Nội dung chính chương này là: - Giải thích các khái niệm như: “Tín hiệu”, “Tín hiệu số”, “Xử lý tín hiệu”, “Xử lý tín hiệu số”. - Các khâu cơ bản trong hệ thống xử lý tín hiệu số - Nêu một số ứng dụng của xử lý tín hiệu số - So sánh xử lý tương tự và xử lý số - Giải thích khái niệm “Tần số” - Các bước cơ bản chuyển đổi tín hiệu từ tương tự sang số - Các bước có bản chuyển đổi tín hiệu từ số sang tương tự TÍN HIỆU, HỆ THỐNG và XỬ LÝ TÍN HIỆU Để hiểu “Xử lý tín hiệu” là gì, ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của từng từ. Tín hiệu(signal) dùng để chỉ một đại lượng vật lý mang tin tức. Về mặt toán học, ta có thể mô tả tín hiệu như là một hàm theo biến thời gian, không gian hay các biến độc lập khác. Chẳng hạn như, hàm: x(t ) = 20t 2 mô tả tín hiệu biến thiên theo biến thời gian t. Hay một ví dụ khác, hàm: s ( x, y ) = 3 x + 5 xy + y 2 mô tả tín hiệu là hàm theo hai biến độc lập x và y, trong đó x và y biểu diễn cho hai tọa độ không gian trong mặt phẳng. Hai tín hiệu trong ví dụ trên thuộc về lớp tín hiệu có thể được biểu diễn chính xác bằng hàm theo biến độc lập. Tuy nhiên, trong thực tế, các mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý và các biến độc lập thường rất phức tạp nên không thể biểu diễn tín hiệu như trong hai ví dụ vừa nêu trên. Hình Ví dụ tín hiệu tiếng nói Lấy ví dụ tín hiệu tiếng .