Bài viết Đồng bằng Sông Cửu Long: Đón cơ hội đầu tư mới sau đây giới thiệu tới các bạn những nội dung về vùng đất giàu tiềm năng; trở ngại, thách thức; thời điểm đẩy mạnh thu hút đầu tư tại đồng bằng Sông Cửu Long. | ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: ĐÓN CƠ HỘI ĐẦU TƯ MỚI Sở hữu một vùng đất đai rộng lớn, phì nhiêu, phù sa bồi đắp, nước ngọt quanh năm, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là lợi thế quốc gia và đóng góp rất lớn cho an ninh lương thực toàn cầu. Vùng đất giàu tiềm năng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí như một bán đảo, 3 mặt giáp biển với đường bờ biển dài 700 km, gồm hơn 100 hòn đảo, hơn 400 km biên giới trên bộ. Với địa hình bằng phẳng, thấp với 50% diện tích bị ngập lũ hàng năm, làm cho đất đai phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, là điều kiện thuận lợi để vùng này đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến. Mặc dù diện tích đất sản xuất toàn vùng ĐBSCL chỉ chiếm 27% so với cả nước, nhưng hàng năm, người dân tại đây đã sản xuất đến 20 triệu tấn lúa, 2 triệu tấn thủy sản, hơn 2,2 triệu tấn trái cây và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác. Riêng 3 mặt hàng chủ lực là gạo, thủy sản và cây ăn quả, ĐBSCL đã đóng góp đến hơn 50% sản lượng sản xuất của cả nước và giữ vai trò chủ lực trong xuất khẩu nông sản. Tiềm năng nhiều như thế, nhưng thu hút đầu tư vào ĐBSCL thời gian qua vẫn còn “khiêm tốn”. Theo Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam - Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến nay, toàn vùng ĐBSCL có hơn 500 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký hơn 7,83 tỷ USD. Tỉnh Long An, Kiên Giang, TP. Cần Thơ đang dẫn đầu về dự án FDI. Tuy nhiên, đa phần dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, bất động sản. Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đạt rất thấp. Tổng vốn FDI trong hơn 20 năm qua tại khu vực này chiếm chưa đến 4% so với tổng vốn FDI cả nước. Trở ngại, thách thức Diez (Trường đại học Hanover - Đức) nhận định, đất đai vùng ĐBSCL rất màu mỡ, thích hợp để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên, điểm yếu là năng suất lao động rất thấp. Suốt 20 năm nay, sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu chỉ là thủ công, chi phí cao rất khó cạnh tranh với nhiều quốc .