Nhà kinh tế lỗi lạc Wassily Leontief (1906-1999) không chỉ nổi tiếng với phương pháp input-output (nhờ đó ông được giải kinh tế học của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1973), mà còn có nhiều ảnh hưởng trong một lĩnh vực quan trọng khác trong sự nghiệp của ông nhờ những đóng góp về khoa học luận và phương pháp luận kinh tế. Cùng xem bài viết "Phê phán kinh tế học hàn lâm" để biết thêm nội dung chi tiết. | Tác phẩm dịch DC-11 Phê phán kinh tế học hàn lâm Wassily Leontief Nguyễn Đôn Phước dịch © 2010 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác phẩm dịch DC-11 Phê phán kinh tế học hàn lâm Wassily Leontief(*) Nguyễn Đôn Phước dịch Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR. (*) Trích tạp chị Science, vol. 217, n0 4555, July 9, 1982 Nguồn : phần I (Textes) trong Wassily Leontief, textes et itinéraires do Bernard Rosier chủ biên, nhà xuất bản La Découverte, Paris, 1986, trang 23-28. . 1 Giới thiệu của người dịch Nhà kinh tế lỗi lạc Wassily Leontief (1906-1999) không chỉ nổi tiếng với phương pháp input-output1 (nhờ đó ông được giải kinh tế học của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1973), mà còn có nhiều ảnh hưởng trong một lĩnh vực quan trọng khác trong sự nghiệp của ông nhờ những đóng góp về khoa học luận và phương pháp luận kinh tế. Qua cụm bài dịch một số bài viết và trả lời phỏng vấn của ông, chúng tôi bước đầu giới thiệu với độc giả Việt Nam nói chung, giới nghiên cứu kinh tế nói riêng những quan điểm chính về lĩnh vực khoa học luận và phương pháp luận kinh tế, hiện chưa được biết tới nhiều ở Việt Nam. Diễn văn nổi tiếng của ông ở cương vị Chủ tịch Hội kinh tế Mĩ năm 1970 (DC-09) nay đã trở thành một bài “kinh điển”. Trả lời cuộc phỏng vấn dài (DC-10) là dịp để ông trình bày hành trình trí thức của một nhà kinh tế từng trải qua những biến động lịch sử của thế kỉ XX, với một tư duy không giáo điều, rộng mở với các ngành khoa học khác, và từ chối sự chia cắt giả tạo giữa “kinh tế học lí thuyết” và kinh tế học ứng dụng”. Mười hai năm sau bài diễn văn nổi tiếng trên, ông kiên định “phê phán kinh tế học hàn lâm” (DC-11) và tiếp tục cảnh báo “tình trạng cân bằng ổn định, dừng và sự cô lập huy hoàng hiện nay của kinh