Mục đích của bài luận này là tìm hiểu các động cơ kinh tế và chính trị của cải cách, các điều kiện cơ bản cho cải cách có thể được tiến hành quyết liệt, và nhận diện ra các vấn đề kinh tế do cải cách quyết liệt tạo ra. . | TÁC PHẨM DỊCH DC-25 Cải cách ruộng đất thời hậu chiến ở Nhật Bản Kinh nghiệm và các vấn đề Toshihiko Kawagoe Phạm Văn Dũng, Phan Thị Hồng Mai dịch Phạm Nguyên Trường hiệu đính © 2014 Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Tác phẩm dịch DC-25 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Cải cách ruộng đất thời hậu chiến ở Nhật Bản Kinh nghiệm và các vấn đề 1 Toshihiko Kawagoe2 Biên dịch: Phạm Văn Dũng Hiệu đính: Phạm Nguyên Trường Phan Thị Hồng Mai Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR. 1 Bài luận này là sản phẩm của Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ban Phát triển Nông nghiệp, Ngân hàng Thế giới. Bài luận là một trong những nỗ lực của nhóm để cung cấp thông tin nền tảng cho các dự án phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới. Bản sao miễn phí của bài luận có sẵn ở Ngân hàng Thế giới, liên hệ: Pauline Kokila, phòng MC3-544, điện thoại: 202-473-3716, fax: 202-522-1151, email: pkokila@. Các bài nghiên cứu chính sách khác được đăng tải tại: . 2 Toshihiko Kawagoe, Ngân hàng Thế giới và Đại học Seiki, Nhật Bản; email: tkawagoe@. 1. Dẫn nhập Ngay sau Thế chiến II, Nhật Bản đã quyết liệt tiến hành cải cách ruộng đất. Người ta coi đây là một trong những cuộc cải cách thành công nhất trên thế giới. Tướng MacArthur, người ra lệnh cải cách với tư cách là Tư lệnh tối cao của Quân đội đồng minh, tự ca tụng thành công của mình trong một bức thư gửi Thủ tướng Nhật Yoshida, là “.chương trình cải cách ruộng đất là thành công nhất trong lịch sử”.1 MacArthur còn nhận định sắc sảo rằng cải cách ruộng đất là thành tích lớn nhất trong sự nghiệp làm chính sách của ông (Dore, 1960, trang 175). Trên thực tế, cuộc cải cách này được tiến hành quyết liệt và triệt để. Sau cải cách, địa chủ không còn nữa, mặc dù trước chiến tranh họ đã từng chiếm ưu thế trong xã hội nông thôn Nhật Bản. Kinh nghiệm của