Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn

Bài nghiên cứu "Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn" có mục đích làm rõ ảnh hưởng từ tranh chấp Biển Đông lên nền kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách để giảm thiểu tác động. Mời bạn đọc tham khảo để biết thêm chi tiết. | Bài thảo luận chính sách CS-08 Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn Nguyễn Đức Thành và Ngô Quốc Thái 1 Bài thảo luận chính sách CS-08 Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn Nguyễn Đức Thành và Ngô Quốc Thái Báo cáo này được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôx-trây-lia 2 I. Bối cảnh Biển Đông, cách gọi Biển Nam Trung Hoa của Việt Nam, là một vùng biển bên rìa Thái Bình Dương được bao bọc bởi tám quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Nằm trên tuyến đường giao thông nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu và Trung Đông với Châu Á, Biển Đông được coi là một tuyến đường thiết yếu cho dầu, tài nguyên, và hàng hoá thương mại vận chuyển từ Trung Cận Đông tới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vị trí chiến lược cùng tiềm năng dầu khí lớn đặt Biển Đông vào tâm điểm của các tranh chấp chủ quyền bởi các nước bao quanh. Nằm trong chiến lược dài hạn, những động thái gần đây của Trung Quốc thể hiện rõ ràng ý định kiểm soát trọn vẹn Biển Đông. Yêu sách chủ quyền gần như trọn vẹn biển Đông bằng đường biên giới trên biển hình chữ U, còn gọi là “đường lưỡi bò”, và các hoạt động thăm dò, tuần tra, cảnh sát trong vùng nước này của Trung Quốc gặp sự phản đối của các nước khác. Ngày 02/05/2014, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) vào sâu bên trong thềm lục địa, và là vùng đặc quyền kinh tế, của Việt Nam để tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí. Tiếp sau động thái “khiêu khích” và “gây bất ổn định khu vực” này (dẫn nhận định của Mỹ và Nhật Bản), sự việc không lặng xuống và chỉ giới hạn ở trên biển như những lần va chạm trước đó. Những động thái bề mặt sau đó của Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia kinh tế nghi ngờ về một sự “cảnh cáo” đối với Việt Nam khi các nhà lãnh đạo Việt Nam kiên định không thoả hiệp về vấn đề Biển Đông và “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác” như ý muốn của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước dù không ngừng cải

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.