Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2012

Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2012 gồm có những nội dung chính sau: Bối cảnh kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam 2012 (các thành phần của tổng cung, các thành phần của tổng cầu, các cân đối vĩ mô, thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường tài sản), triển vọng kinh tế Việt Nam 2013. Mời các bạn tham khảo. | HANOI, 2012 Mục lục Tóm tắt 1 Bối cảnh kinh tế thế giới 4 Kinh tế Việt Nam 2012 7 I. II. III. IV. V. VI. Khái quát Các thành phần của tổng cung Các thành phần của tổng cầu Các cân đối vĩ mô Thị trường vốn và thị trường tiền tệ Thị trường tài sản Triển vọng kinh tế Việt Nam 2013 Dự báo kinh tế Gợi ý chính sách năm 2013 Phụ lục 7 9 12 17 19 24 25 24 27 29 Tóm tắt Nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu thoát khỏi tình trạng đình trệ trong nửa đầu năm khi Chính phủ bắt đầu nới lỏng cả về chính sách tiền tệ lẫn chính sách tài khoá từ đầu Quý 2/2012. Nhưng sự phục hồi là chưa chắc chắn. Tăng trưởng kinh tế từ mức 4,73% trong 3 quý đầu tăng lên 5,03% cả năm, thấp hơn so với mục tiêu là 5,5%. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2000. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,81% so với cùng kỳ năm ngoái – thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, còn lạm phát trung bình cả năm là 9,21%. Lạm phát lõi (không bao gồm lương thực và năng lượng) năm 2012 ước tính khoảng 11%. Khu vực sản xuất chứng kiến cải thiện nhẹ trong sản xuất và tiêu thụ, nhiều khả năng do yếu tố thời vụ. Chỉ số tồn kho cuối năm giảm nhẹ so với các tháng trước, nhưng vẫn ở mức cao là 120,1. Tốc độ tiêu thụ hàng công nghiệp còn rất chậm, tăng nhẹ từ 3,3% của tháng trước lên 3,6%. Giá trị hàng tồn kho so với thời điểm cuối năm ngoái tăng 6,9%. Chỉ số PMI của HSBC về ngành sản xuất tại Việt Nam biến động rất mạnh trong năm 2012 với chiều hướng xấu đi rõ rệt so với năm 2011, thể hiện nhận định bi quan của nhà sản xuất trong nước trước triển vọng ngắn hạn. PMI xuống dưới ngưỡng 50 điểm (thu hẹp đơn hàng) trong 10/12 tháng của năm 2012, đồng thời giảm liên tục 7 tháng liên tiếp, phản ánh sự suy giảm triển vọng kinh doanh nghiêm trọng và dai dẳng. Chi tiêu ngân sách đạt 904 nghìn tỷ đồng, trong khi thu ngân sách chỉ đạt 741,5 nghìn tỷ. Thâm hụt ngân sách cả năm lên khoảng 163 nghìn tỷ đồng – tương đương 4,8% GDP. Thâm hụt ngân sách tăng nhanh buộc Chính phủ phải tăng cường vay mượn thông qua phát hành trái phiếu bất chấp lãi suất

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    570    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.