Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Phân tích ứng suất" giới thiệu tới người đọc các nội dung chương 4 - Giải bài toán lý thuyết đàn hồi bằng phương pháp số. Cuối chương có phần bài tập để người đọc kiểm tra lại kiến thức đã học. | 3-9. Hãy xác định ứng suất trong nêm phẳng cho trên hình B-3-9 với các hàm Airy: ϕ(r, θ) = r 2 (A cos 2θ + B sin 2θ + Cθ + D ) cho trường hợp hình a),b),c). ϕ(r, θ) = r 3 (A cos 3θ + B sin 3θ + C cos θ + D sin θ) cho trường hợp hình d). y y q ` α α q t x a) α α t x q α x b) y γx y α x c) d) Hình B-3-9 CHƯƠNG 4 GIẢI BÀI TOÁN LÝ THUYẾT ĐÀN HỒI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ Những khái niệm mở đầu Ở phần trên ta thấy việc tìm nghiệm của bài toán đàn hồi dưới dạng các hàm giải tích gặp rất nhiều khó khăn về mặt toán học, và giải được rất ít bài toán với các điều kiện biên và tải trọng đơn giản. Nhờ phương pháp số người ta đã xác định được giá trị bằng số của các hàm nghiệm tại một số điểm trong vật thể, từ đó nội suy cho các điểm còn lại. Một trong các phương pháp số được sử dụng rộng rãi và hiệu quả là phương pháp Phần tử hữu hạn. Trong phần này sẽ giới thiệu cách dùng phương pháp Phần tử hữu hạn để giải các bài toán trên. Phương pháp Phần tử hữu hạn là một phương pháp tính đang được áp dụng hết sức rộng rãi hiện nay trên thế giới, vì phương pháp này rất thuận tiện cho việc áp dụng máy tính điện tử; cho phép tính kết cấu với những sơ đồ tính toán khá phức tạp, phản ánh tương đối đầy đủ tình hình làm việc của kết cấu thực; cho phép tự động hóa tính toán kết cấu, tiết kiệm được nhiều lao động và thời gian. Phương pháp này cho các kết quả bằng số tại các điểm cần tìm, thay cho việc tìm kết quả là các hàm giải tích của các bài toán cơ học vật rắn biến dạng. Phương pháp này không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực cơ học vật rắn biến dạng, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Trong phạm vi hết sức hạn chế của một chương của giáo trình, ta sẽ chỉ đề cập tới nội dung cơ bản của phương pháp và sẽ được trình bày thông qua bài toán phẳng của Lý thuyết đàn hồi. Rời rạc hóa sơ đồ tính. Véc tơ chuyển vị nút, véc tơ ngoại lực nút, véc tơ phản lực liên kết nút Trong phương pháp phần tử hữu hạn, áp dụng biện pháp rời rạc hóa. Một kết cấu liên tục được coi là tập hợp