Phân tích bài Chiều tối để thấy chất thép và chất tình trong thơ Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng lỗi lạc, một vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mà Người còn là một trong những thi nhân bậc nhất của nền văn học nước nhà. Người đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có bài thơ Chiều tối. Sau đây, tài liệu để cùng hiểu hơn về chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối. | Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai VĂN MẪU LỚP 11: CHIỀU TỐI – HỒ CHÍ MINH TẬP HỢP 2 BÀI PHÂN TÍCH CHẤT THÉP VÀ CHẤT TÌNH TRONG “BÀI THƠ CHIỀU TỐI CỦA HỒ CHÍ MINH” BÀI MẪU SỐ 1: Trong bài "Đọc thơ Bác", nhà thơ Hoàng Trung Thông đã từng cảm nhận: "Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mang bát ngát tình". Vậy thì theo Hoàng Trung Thông, thơ Hồ Chí Minh có thể được cô đọng lại trong hai chữ: "THÉP" và "TÌNH". Trong Chiều tối, cái chất tình và chất thép ấy thể hiện như thế nào? Trước hết cần hiểu hai khái niệm trên nghĩa là gì? THÉP là hình ảnh ẩn dụ cho lòng kiên cường, sự bất khuất, cứng cỏi, không dễ khuất phục. Đó là biểu hiện của tinh thần bền bỉ, ý chí vững vàng, không dễ bị hoàn cảnh tác động. TÌNH là sự rung cảm, là cảm xúc. Nó xuất phát từ rung động của trái tim luôn nóng hổi, sôi nổi nhiệt tâm. Xét trên bề mặt, hai khái niệm này có vẻ khá mâu thuẫn. Mâu thuẫn, cớ sao lại có thể tồn tại "chung đụng" với nhau như vậy? Lại còn là nét tiêu biểu, đặc trưng cho phong cách của một nhà thơ lớn như Hồ Chí Minh? Thật ra thì, nhìn thấu đáo hơn, ta sẽ nhận thấy, chất THÉP và chất TÌNH chính là hai mặt cùng tồn tại và làm nền tảng cho nhau. Chính điều đó mới tạo nên tính cách đáng quí của HCM và trở thành nét đặc biệt trong sáng tác của ông. Tinh thần thép của tác giả thể hiện ở chỗ, trong cái khó, cái khổ, ông vẫn không hề nao núng; bị gông cùm xiềng xích, ông vẫn can đảm đối diện; nguy hiểm cận kề, ông vẫn ung dung tự tại. Điều này được chính HCM phát biểu: "Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao". Trong Chiều tối, điều này thể hiện trong cái cách mà nhà thơ phóng tầm mắt ra thiên nhiên bao la, nhìn cánh chim chiều, nhìn chòm mây trôi, không màng tới cái hoàn cảnh mình đang bị giải tù. Chẳng ai miêu tả, nhưng ta phải hiểu là HCM đang "cổ đeo gông, chân vướng xiềng". Trong cảnh đó, liệu chúng ta đủ thanh thản để làm thơ? Thế nhưng, HCM làm thơ được, mà lại còn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.